Vì sao công nhân phản đối Luật Bảo hiểm xã hội mới?

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH đối thoại với công nhân sáng 31/3. Ảnh: Ngô Bình
Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH đối thoại với công nhân sáng 31/3. Ảnh: Ngô Bình
TP - Sáng 31/3, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp đã đối thoại với công nhân Cty Pouyuen Việt Nam để giải thích, ghi nhận ý kiến về Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Ông Diệp cho biết, sẽ trình Chính phủ phương án để người lao động nhận trợ cấp một lần song song với phương án bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Tại buổi đối thoại, nhiều công nhân thể hiện bức xúc về Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và muốn được nhận bảo hiểm sau một năm nghỉ việc như trước đây.

“Từ nay đến khi áp dụng luật mới (1/1/2016) còn gần 9 tháng nữa để tham vấn, đối thoại, người lao động tiếp tục được góp ý kiến, thể hiện nguyện vọng của mình để làm sao tìm được phương án tốt nhất cho người lao động”.

         Ông Diệp đề nghị

Chị L.T.D, 27 tuổi, công nhân làm việc tại khu A thắc mắc: “Tôi mới 27 tuổi, nếu nghỉ việc để về quê và không quay lại làm việc nữa thì cũng phải đợi đến khi đủ 55 tuổi mới được lĩnh trợ cấp một lần.

Nếu không may, tôi không sống đến lúc đó nữa thì ai sẽ lĩnh? Chúng tôi hy vọng, trợ cấp bảo hiểm vẫn được chi trả như hiện tại để sau khi nghỉ việc còn có tiền nuôi con ăn học”. Còn anh T.V.T, 30 tuổi, làm việc tại khu C băn khoăn khi nghỉ việc để về kinh doanh thì không được nhận trợ cấp mà chờ đến 60 tuổi thì lấy vốn đâu để tiếp tục công việc...

Ghi nhận ý kiến của công nhân, đồng thời giải thích những ưu điểm của Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội mới với người lao động, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết đoàn công tác sẽ trình Chính phủ phương án linh hoạt để người lao động được nhận bảo hiểm một lần song song với phương án người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Phát biểu của ông Diệp nhận được sự tán thưởng, vỗ tay đồng loạt của đông đảo công nhân.

Việc công nhân lo lắng sau khi nghỉ việc kinh tế khó khăn nên không thể đóng bảo hiểm xã hội như lúc đang làm việc, ông Diệp cho biết, trong luật mới đã tính đến trường hợp này. Theo đó, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng cân đối ngân sách, Nhà nước sẽ hỗ trợ người lao động về thời gian đóng và mức đóng để họ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ năm. Nhiều công nhân cho rằng, sau khi nghỉ việc họ muốn nhận tiền bảo hiểm ngay để kinh doanh, sử dụng vào việc khác nhưng trong luật mới lại không cho. Thứ trưởng Diệp cho biết, nguyện vọng của người lao động là hoàn toàn chính đáng.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, việc thu hẹp đối tượng hưởng BHXH một lần được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho người lao động (NLĐ) khi về già vừa có lương hưu, vừa có bảo hiểm y tế. Khi đã kết thúc hợp đồng lao động mà chưa đến tuổi nghỉ hưu, NLĐ có thể bảo lưu thời gian đóng BHXH cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Đồng thời NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm mới. Nếu NLĐ qua đời trong thời gian bảo lưu đóng BHXH, thân nhân sẽ được hưởng chế độ tử tuất gồm: Trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở.

Nếu NLĐ đóng đủ 15 năm trở lên mà chưa hưởng BHXH 1 lần thì thân nhân được hưởng trợ cấp tử tuất hằng tháng (Điều 67, Luật BHXH); chưa đủ 15 năm sẽ được nhận trợ cấp tử tuất bằng mức trợ cấp BHXH một lần.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.