Vùng khó khăn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng trồng chuối tiến vua để thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau thời gian thử nghiệm, huyện Lạc Dương quyết định mở rộng những vùng sản xuất tập trung chuối tiến vua Laba để giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.
Vùng khó khăn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng trồng chuối tiến vua để thoát nghèo ảnh 1

Sơ chế chuối Laba trước khi đóng gói

Từ năm 2020 đến nay, nhờ vào nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương và của tỉnh Lâm Đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND huyện Lạc Dương đã triển khai nhiều mô hình giảm nghèo ở xã vùng sâu vùng xa Đưng K’Nớ.

Trong đó, đáng chú ý nhất là mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chuối Laba. Đến nay, mô hình liên kết nói trên đã thu hút gần 80 nông hộ (đa số là người K’Ho) ở xã Đưng K’Nớ tham gia sản xuất trên tổng diện tích gần 19ha chuối Laba.

Giống chuối này có giống gốc từ xã Phú Sơn (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), qua mấy năm thử nghiệm cho thấy thích hợp với điều kiện sinh thái ở các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Dương.

Bên cạnh việc chọn tạo giống, huyện đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp như chính sách hỗ trợ vốn, chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và xúc tiến tiêu thụ chuối Laba ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Qua khảo sát thị trường Phòng NN&PTNT huyện Cát Tiên nhận thấy, nhu cầu thu mua chuối Laba để phục vụ cho sơ chế, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của các doanh nghiệp là rất lớn; trong khi diện tích và sản lượng chuối Laba tại huyện Lạc Dương chưa nhiều.

Trước tình hình đó, Phòng NN&PTNT đã tham mưu cho UBND huyện có kế hoạch tạo vùng nguyên liệu tập trung, hình thành chuỗi liên kết giá trị quy mô lớn, kiểm soát chất lượng của toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh chuối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chuối Laba.

Đặc biệt, huyện khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia mô hình liên kết, góp phần nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương tiếp tục bố trí kinh phí triển khai hỗ trợ các thủ tục cấp các chứng nhận hữu cơ, chứng nhận OCOP, mã số vùng trồng cho sản phẩm chuối Laba để góp phần khẳng định chất lượng sản phẩm lợi thế so sánh của địa phương.

Hiện toàn huyện Lạc Dương phát triển được 70 ha chuối Laba; đồng thời xây dựng mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ quy mô tập trung, ổn định thời gian dài.

MỚI - NÓNG