Bệnh nặng chỉ vì chủ quan
Chị Lưu Hà 45 tuổi ở Bùi Xương Trạch, Hà Nội bị trứng ho khan mấy tuần nay chưa khỏi. Lúc đầu, chị không xem trọng lắm vì cho rằng bệnh này chỉ cần uống thuốc vài ngày là khỏi, nên chị Hà có ra hiệu thuốc gần nhà mua vài vỉ kháng sinh về uống. Nhưng uống mãi mà những cơn ho vẫn không buông tha chị. Đặc biệt, là cứ nửa đêm gần sáng các cơn ho kéo dài khiến chị Hà không tài nào ngủ được, người mệt mỏi, làm việc mất tập chung, tính tình trở nên dễ cáu gắt.
Lưu ý
Nên đưa bệnh nhân đến bác sỹ ngay trong trường hợp phát hiện thấy bệnh nhân có các dấu hiệu sau: Sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, bệnh nhân thở mạnh, có dấu hiệu thở dốc, khó thở, đau ngực, nhịp thở nhanh, môi tím tái hoặc ho ra máu... vì khi đó bệnh nhân đang gặp nguy hiểm tới tính mạng
Cùng hoàn cảnh với chị Hà, chị Trang 42 tuổi hiện đang sống trong khu vực Phú Mỹ Hưng, Tp.HCM một trong những nơi có môi trường sinh sống tốt. Mỗi khi đi đâu ra ngoài chị Trang đều đi bằng ô tô riêng và có sử dụng khẩu trang, ăn uống vệ sinh, điều độ... nhưng không hiểu sao chị Trang rất thường xuyên bị viêm đường hô hấp với các triệu trứng như: ho, sổ mũi, viêm họng, kèm theo những cơn ho kéo dài.
Trung bình hầu như tháng nào chị Trang cũng cảm cúm đau họng 1-2 lần. Mỗi lần nhưng vậy, chị Trang lại ra hiệu thuốc tây gần nhà mua thuốc uống mất 3-5 ngày thì hết bệnh, nhưng khoảng 2- 3 tuần sau là bệnh tình lại tái phát. Tuần trước, chị Trang có đi khám bệnh thì các bác sĩ cho biết chị mắc bệnh viêm phế quản mạn tính đã bước vào giai đoạn khó chữa vì phế quản đã bị xơ cứng, dẫn tới suy hô hấp.
Theo BS. Nguyễn Thị Mùi, khoa Khám bệnh, Viện Tai Mũi Họng TW cho biết: Trường hợp như chị Hà và chị Trang là mắc bệnh viêm phế quản. Nguyên nhân là do thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp, khiến cho virus thủ phạm chính gây bệnh có cơ hội sinh sôi phát triển. Bệnh này, thường gặp ở những người có sức đề kháng kém như trẻ nhỏi, người trung niên, cao tuổi, người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp, dễ bị dị ứng…
Biểu hiện thường thấy là người bệnh xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm, gần sáng. Những cơn ho này gây khó chịu, khó thở, tức ngực. Nặng hơn, là tinh thần sa sút, mất tập chung, suy kiệt sức khỏe, sốt nhẹ, mệt mỏi...
Ngoài ra, bệnh còn có thể tái phát khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: khói thuốc lá, phấn hoa, lông chó, mèo, thức ăn, hóa chất, một số loại thuốc. Những người thường xuyên phải sống trong môi trường có khói thuốc lá, ô nhiễm khói bụi, rất dễ có nguy cơ bị viêm phế quản mãn tính.
Bệnh viêm phế quản có hai dạng cấp tính và mạn tính. Viêm phế quản cấp tính chỉ kéo dài từ 3-7 ngày. Sau khi được uống thuốc, điều trị thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, với một số trường hợp do bệnh nhân chủ quan, điều trị sai phương pháp, do cơ thể có sức đề kháng kém khiến bệnh kéo dài thành mạn tính, tái đi tái lại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả
Viêm phế quản cấp tính: Khi bị sốt, thở nhanh, khò khè thì bạn nên ở nhà, giữ ấm, uống nhiều nước. Không cần thiết phải luôn nằm tại giường, và cũng không nên vận động quá nhiều. Có thể sử dụng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ trong bình chứa đầy nước nóng.
Viêm phế quản mạn tính: Tránh tiếp xúc với nước sơn, xúc động quá mức, bụi và người đang bị cảm cúm. Có thể sử dụng bình xịt hơi hoặc cố gắng hít hơi nước nóng từ bình chứa đầy nước nóng, mặc đồ ấm khi trời lạnh và khô. Với những bệnh nhân nghiện thuốc lá thì nên cố gắng bỏ thuốc lá.
Trường hợp bệnh nhân bị sốt, người nhà không nên để cơ thể ấm quá. Nên mặc cho bệnh nhân những loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thể dùng nước mát chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn. Nếu bệnh nhân sốt cao, người nhà có thể dùng paracetamol để hạ sốt nhưng nên tham khảo ý kiến bác sỹ về liều lượng và cách thức sử dụng.
Nếu không khí trong nhà khô hanh, quá lạnh hoặc có nhiều bụi bẩn và nhiều khói thuốc cũng sẽ gây cho bệnh nhân những cảm giác khó chịu, hay thậm chí là sưng tấy khí quản, hãy dùng máy giữ ẩm không khí để tăng độ ẩm, và luôn đảm bảo cho bé căn phòng sạch sẽ, ấm áp, và đặc biệt không có khói thuốc.
Một số cách điều trị viêm phế quản
Bênh nhận nên thường xuyên tập thở, hít vào và thở ra để thông khí. Phương pháp thở bụng, thở bằng cơ hoành mang lại nhiều lợi ích, làm tăng khối lượng khí đưa vào, mở rộng diện tích trao đổi khí và máu trong phổi.
Cho người bệnh luyện thở ở tư thế nằm, thở ra dài cho cả bụng và ngực lép xuống, sau đó hít vào sâu để cả ngực và bụng phình lên. Để đờm dễ thông thoát nên nằm đầu hơi dốc 15 độ, nâng cao hai chân. Năng thay đổi tư thế nghiêng trái, nghiêng phải.
Nếu phát hiện những ô nhiễm khuẩn đường hô hấp trên xoang, họng, tai giữa… cần chữa triệt để nhằm sớm loại bỏ căn nguyên gây bệnh.
Theo BS. Nguyễn Thị Mùi khuyến cáo: Người nhà không nên tự ý dùng kháng sinh cho bệnh nhân, vì viêm phế quản là do một loại virus gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm giảm những cơn ho, cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ nhằm tăng sức đề kháng.
Liệu pháp để điều trị căn bệnh này là nới rộng khí quản cho bệnh nhân. Chỉ được dùng thuốc trong trường hợp có sự kê đơn của bác sĩ điều trị cụ thể, thông thường là các loại thuốc ho giúp bệnh nhân không bị tắc đờm trong cổ họng. Với những bệnh nhân quá nặng, đôi khi các bác sĩ sẽ tiến hành dùng ống để hút các chất nhầy trong phổi.
Trong quá trình điều trị có thể dùng một số loại thuốc giãn phế quản, chống co thắt như Theostart, Salbutamol. Trong đợt bội nhiễm ho nhiều đờm đặc quánh, cần dùng kháng sinh. Nếu cảm thấy bệnh nhân có những dấu hiệu bất thường lên cơn khó thở, đau ngực liên tục, cần đưa bệnh nhân vào viện điều trị ngay. Ngoài thuốc, liệu pháp quan trọng là thở ôxy bằng máy hô hấp hỗ trợ.