Vì đâu Vingroup dừng dịch vụ quản lý căn hộ Vincom Center Bà Triệu?

Vì đâu Vingroup dừng dịch vụ quản lý căn hộ Vincom Center Bà Triệu?
Sau 2 lần gia hạn và 2 tháng hỗ trợ cung cấp dịch vụ quản lý miễn phí, ngày 25/2/2013, Tập đoàn Vingroup đã quyết định chấm dứt toàn bộ việc cung cấp dịch vụ tại Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu.

Vì đâu Vingroup dừng dịch vụ quản lý căn hộ Vincom Center Bà Triệu?

> Times City: Vingroup mời công an vào cuộc

Sau 2 lần gia hạn và 2 tháng hỗ trợ cung cấp dịch vụ quản lý miễn phí, ngày 25/2/2013, Tập đoàn Vingroup đã quyết định chấm dứt toàn bộ việc cung cấp dịch vụ tại Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu.

Khu căn hộ cao cấp Vincom Center Bà Triệu nằm vị trí đắc địa của Hà Nội
Khu căn hộ cao cấp Vincom Center Bà Triệu nằm vị trí đắc địa của Hà Nội.
 

Vì sao một khu căn hộ cao cấp luôn được tiếng có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa chủ đầu tư và cư dân lại bỗng chốc “cơm không lành canh không ngọt”?

Ban Quản trị muốn “ra riêng”

Nguyên nhân của vụ việc đáng tiếc này được Vingroup cho biết là do Ban Quản trị Khu Căn hộ (được bầu ra sau Hội nghị Chủ sở hữu căn hộ ngày 26/8/2012) đã có thái độ, hành động bất hợp tác với Công ty quản lý trong hoạt động cung cấp dịch vụ cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý; làm phức tạp tình hình tại Khu Căn hộ trong suốt thời gian qua, gây ảnh hưởng tới uy tín của Vingroup, bất chấp những cố gắng, nỗ lực của Tập đoàn và cơ quan chính quyền.

Tìm hiểu sâu xa hơn, chúng tôi được biết, vụ việc khởi nguồn từ một việc rất nhỏ: Ban Quản lý toà nhà (BQLTN) của Tập đoàn Vingroup là Công ty quản lý - đơn vị đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý với Ban quản trị của Khu căn hộ - đề nghị tăng phí cung cấp dịch vụ nước nóng để bù đắp chi phí theo nguyên tắc “lấy thu bù chi” sau một thời gian dài hỗ trợ chi phí. Trên thực tế, sự chuyên nghiệp, tận tình của Công ty quản lý đã nhận được sự ủng hộ đồng tình của đa số cư dân, chính vì vậy khi tiến hành xin ý kiến cư dân về việc tăng phí nước nóng đã có 65% chủ căn hộ đồng ý ngay với việc tăng phí nước nóng mà không cần tới kết quả kiểm toán. Mặc dù chỉ có khoảng 30/208 căn hộ phản đối việc tăng phí, nhưng nhằm đảm bảo công khai, minh bạch, Công ty quản lý đã thuê đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán chi phí quản lý và công bố kết quả kiểm toán tới cư dân thậm chí đã tổ chức cuộc họp với các cư dân để công khai và giải trình lý do tăng phí cung cấp nước nóng.

Cùng thời điểm này, vào tháng 8.2012, một nhóm cư dân của Vincom Center Bà Triệu cho rằng Ban Quản trị của Khu Căn hộ (được Hội nghị nhà chung cư lần đầu của Khu Căn Hộ do Chủ đầu tư tổ chức ngày 22/3/2011) là “người của Vincom” và không đấu tranh bảo vệ quyền lợi của dân. Do đó, Ban Quản trị của Khu căn hộ tại thời điểm đó, với sự hỗ trợ của BQLTN, đã tổ chức Hội nghị nhà chung cư thường niên của Khu Căn Hộ năm 2012 và bầu ra Ban Quản trị mới vào ngày 26/8/2012.

Những tưởng với Ban Quản trị mới, mọi việc giữa hai bên sẽ suôn sẻ hơn khi chính Ban Quản trị mới này cũng đã thống nhất việc tăng phí nước nóng trong cuộc họp chính thức với đại diện BQLTN và đồng thuận ký vào biên bản cuộc họp ghi nhận nội dung này. Tuy nhiên, sự việc đã không kết thúc đơn giản tại đây. Không rõ vì động cơ gì, các thành viên trong Ban Quản trị đã nhiều lần hành động hoàn toàn ngược lại với ý kiến của chính họ trong các cuộc họp với BQLTN, quay lại kêu gọi cư dân không chấp nhận tăng phí nước nóng. Một số cá nhân là thành viên Ban Quản trị thậm chí còn tung ra các thông tin không chính xác về tình hình an ninh, trật tự và dịch vụ của khu căn hộ, dán “truyền đơn” kêu gọi phản đối BQLTN, Công ty quản lý… khiến cư dân rất hoang mang và ảnh hưởng đến uy tín của Công ty quản lý.

Trước sự thay đổi thái độ bất ngờ của Ban Quản trị, BQLTN đã nhiều lần làm việc cùng Ban Quản trị, thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ làm trung gian của các cấp chính quyền, để tìm ra tiếng nói chung nhưng bất thành. Vì vậy, ngày 22/11/2012, căn cứ vào quy định của Hợp đồng quản lý, Vingroup đã gửi thông báo chấm dứt Hợp Đồng Quản Lý trước thời hạn kể từ ngày 23/12/2012 tới Ban Quản trị và toàn thể cư dân.Ngay lập tức, Ban Quản trị đã có văn bản đồng ý với quyết định của Công ty quản lý và gửi thông báo đến Công ty quản lý, cư dân cũng như các cơ quan chức năng, trong đó hứa sẽ tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch để lựa chọn đơn vị quản lý khác tiếp tục cung cấp dịch vụ tại Khu Căn hộ. Cũng rất nhanh chóng, các thành viên Ban Quản trị đã chủ động có công văn yêu cầu chủ đầu tư bàn giao các hồ sơ tài liệu liên quan đến Khu Căn hộ và bàn giao khoản Quỹ Bảo trì lên tới gần 44 tỷ đồng, trong khi chưa xúc tiến việc tìm nhà cung cấp dịch vụ quản lý mới cũng như chưa tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để tiếp nhận Quỹ Bảo trì. Sự sốt sắng của các thành viên Ban Quản trị đã cho thấy, mục tiêu của họ là muốn “ra riêng” và tự đứng lên quản lý tòa nhà cùng Quỹ Bảo trì gần 44 tỷ đồng.

 Ban quản trị tiền hậu bất nhất

Đáng lưu ý là toàn bộ quá trình làm việc với BQLTN, Công ty quản lý cũng như yêu cầu về việc bàn giao Quỹ bảo trì đã không được Ban Quản trị thông báo đến các chủ sở hữu và người cư ngụ tại Khu Căn Hộ - Một việc được quy định rõ trong Nội quy của khu căn hộ cũng như theo quy định của pháp luật. Vì thế, mới có chuyện, ngày 13/12/2012, gần 100 chủ sở hữu sau khi biết bị Ban Quản trị “qua mặt” đã đồng loạt ký đơn bày tỏ thái độ không đồng tình với việc làm của Ban Quản trị và đề nghị Công ty quản lý làm việc trực tiếp với cư dân, tiếp tục cung cấp dịch vụ quản lý cho tòa nhà và đặc biệt đề nghị không trao 44 tỷ đồng cho các thành viên của Ban Quản trị này.

“Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi thấy vấn đề lẽ ra đã được giải quyết lại bị làm rối tung lên và càng bất ngờ hơn khi biết Ban Quản trị đã tự ý thay mặt cư dân đòi quản lý Quỹ bảo trì lên đến 44 tỷ đồng mà chính cư dân như chúng tôi lại hoàn toàn không hề hay biết. Vì nếu biết, không bao giờ chúng tôi dám bỏ “kẻ có tóc” là chủ đầu tư để túm lấy mấy ông bà trong Ban Quản trị được”, bà Hạnh, chủ căn hộ 1508 bức xúc cho biết.

Một chi tiết khác cho thấy sự mất dân chủ trong Ban Quản trị là thành viên thứ 5 – đại diện cho Chủ Đầu Tư - Phó Ban Quản Trị - cũng không hề được biết về các quyết định của 4 thành viên còn lại, thậm chí, nếu có lên tiếng cũng không được ghi nhận. Thực tế cũng cho thấy, toàn bộ những phản ánh về tình hình an ninh, trật tự, ý kiến phản đối phí nước nóng... mà Ban Quản trị cho là của đa số người dân đều chỉ xuất phát từ chính các... thành viên của Ban Quản trị.

Đỉnh điểm sự bất bình của cư dân với Ban Quản trị đã được thể hiện ngay trong Kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến thăm dò cư dân ngày 25/12/2012, tỷ lệ bất tín nhiệm Ban Quản trị lên đến 74% (đồng ý bầu lại BQT) và các cư dân đã đề nghị tổ chức ngay Hội nghị nhà chung cư bất thường để bầu lại Ban quản trị. Trưởng ban Quản trị cũng đã chủ động gửi đơn xin từ nhiệm. Nhưng Ban Quản trị không có bất kỳ động thái nào để tổ chức đấu thầu tìm đơn vị quản lý mới, vẫn cố tình trì hoãn việc tổ chức Hội nghị chung cư bất thường để lắng nghe ý kiến cư dân và bầu lại Ban Quản trị mới, đồng thời, tiếp tục có những động thái bất hợp tác với chủ đầu tư và cả chính quyền địa phương.

Dù lo ngại cho sinh hoạt của cư dân, những khách hàng đã tin tưởng và đề nghị Vingroup tiếp tục cung cấp dịch vụ quản lý, nhưng có lẽ đã quá mệt mỏi trước sự tiền hậu bất nhất của các thành viên Ban Quản trị, làm phức tạp tình hình tại Khu Căn hộ, gây ảnh hưởng tới uy tín của mình, Tập đoàn Vingroup đã quyết định chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khu căn hộ kể từ ngày 25/2/2013, sau hai tháng với 2 lần gia hạn việc cung cấp dịch vụ miễn phí nhằm tạo điều kiện để BQT và cư dân có thời gian tìm đơn vị quản lý mới cũng như duy trì chất lượng sống cao cấp cho toàn bộ cư dân dù Hợp đồng quản lý đã chấm dứt.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Ban Quản lý Toà nhà Vincom Center Bà Triệu cho biết: “Với tinh thần hết sức thiện chí, nghiêm túc và minh bạch, chúng tôi đã có đến 2 lần gia hạn cung cấp dịch vụ miễn phí, để Ban quản trị tiếp nhận bàn giao việc quản lý và tổ chức việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý mới, với tổng thời gian hơn 2 tháng và với khoản phí dịch vụ của toàn Khu Căn hộ trong thời gian này là khoảng 1 tỷ đồng. Và ngay từ khi quyết định chấm dứt hợp đồng dịch vụ, chúng tôi cũng đã tích cực phối hợp với Ban Quản trị để triển khai bàn giao hồ sơ toà nhà cũng như các vấn đề liên quan, song chính họ đã luôn tỏ ra thiếu hợp tác trong khi lại đổ thừa điều này cho chúng tôi. Để hỗ trợ cư dân, trong tuần này chúng tôi sẽ cử cán bộ kỹ thuật vận hành thang máy, cấp nước nóng và nước lạnh miễn phí tiếp cho Khu Căn hộ, sau đó sẽ rút hoàn toàn.”

Lo ngại “chung cư cao cấp, dịch vụ bình dân”

Việc Vingroup, đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý, không tiếp tục đồng hành đã khiến nhiều cư dân hoang mang, lo lắng. Bà Hà, chủ căn hộ 1805 “Tôi có nhà mặt phố nhưng chọn Vincom Center Bà Triệu để sống vì thích cuộc sống ở chung cư cao cấp với chất lượng dịch vụ đẳng cấp chuyên nghiệp tại đây. Nếu Vingroup không quản lý nữa thì không biết chất lượng dịch vụ sẽ đi tới đâu nếu chỉ trông chờ vào những người đang nhận là “vác tù và hàng tổng” như các ông bà trong Ban Quản trị?”.

Cũng đồng quan điểm trên, Chị Hiệu chủ căn hộ 2204 cũng tỏ ra lo ngại: “Thực ra, đa phần cư dân chúng tôi ở đây đều có thu nhập tốt, có mong muốn được thụ hưởng một chất lượng sống và dịch vụ quản lý cao cấp nên không có thắc mắc gì về giá dịch vụ mà Vingroup đưa ra. Họ quản lý rất chuyên nghiệp, cơ bản khiến chúng tôi hài lòng. Giờ đây, khi Vingroup quyết định rút khiến chúng tôi rất lo lắng. Để những cá nhân ấy đứng ra quản lý vận hành cả tòa nhà có khác gì mô hình tổ dân phố, làm sao duy trì được sự chuyên nghiệp đẳng cấp như Vingroup đang làm. Họ chọn nhà cung cấp khác nhưng liệu có chuyên nghiệp được như Vingroup không hay lại thành dịch vụ bình dân? Tôi đề nghị Vingroup tiếp tục cung cấp dịch vụ và cư dân Khu Căn hộ cần liên hệ với chính quyền để tổ chức bầu lại ngay Ban Quản trị để hợp tác với họ.”

Lo lắng của các chủ căn hộ trên không thừa. Bởi lẽ, một khu căn hộ cao cấp, ở ngay vị trí vàng của Thủ đô như Vincom Center Bà Triệu mà thiếu đi bàn tay quản lý chuyên nghiệp và các dịch vụ tiện ích đẳng cấp thì sẽ làm giảm rất nhiều chất lượng sống, ảnh hưởng lớn tới quyền lợi không chỉ của cư dân mà còn đến cả tình hình an ninh trật tự và cảnh quan chung của cả khu vực.

Trong Công văn số 198/UBND – QLĐT, ngày 23 tháng 2 năm 2013, gửi UBND TP. Hà Nội và Sở Xây dựng để xin ý kiến chỉ đạo về việc bầu lại Ban Quản trị Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu, UBND Quận Hai Bà Trưng cũng đã nêu rõ: “UBND Quận cũng đã giao trách nhiệm cho UBND phường Lê Đại Hành, Phòng Quản lý đô thị Quận phối hợp với Ban Quản trị, BQLTN Vincom Center Bà Triệu thăm dò ý kiến cư dân về việc cung cấp dịch vụ của BQLTN và hoạt động của Ban Quản trị; kết quả 93% cư dân tín nhiệm việc cung cấp dịch vụ của Ban Quản lý, 74% không nhất trí với hoạt động của Ban Quản trị và nhất trí bầu lại Ban Quản trị (lý do vì Ban Quản lý mất đoàn kết, thiếu dân chủ, không xin ý kiến cư dân mà tự ý quyết định chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ của Ban Quản lý)...”.

Đồng thời Công văn cũng khẳng định: “Như vậy, với việc xin từ nhiệm của Trưởng ban Quản trị và việc mất tín nhiệm của Ban Quản trị, để ổn định đời sống dân sinh, nhân dân trong toà nhà, đảm bảo an ninh trật tự tại đây, cần thiết phải bãi nhiệm Ban Quản trị được công nhận theo quyết định số 4239/ QĐ – UBND ngày 14/11/2012 của UBND Quận Hai Bà Trưng về việc công nhận kết quả bầu Ban Quản trị nhà chung cư Vincom Center. Nhưng theo quy định tại quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28/5/2008 của Bộ Xây dựng và quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 04/1/2013 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế quản lý nhà chung cư, việc này do hội nghị nhà chung cư quyết định (Hội nghị do Ban Quản trị đã được thành lập tổ chức) trong khi Ban Quản trị toà nhà lại không hợp tác cũng không đồng ý để UBND Quận mà đại diện là Phòng Quản lý Đô thị chủ trì triệu tập cư dân để bầu Ban Quản trị mới...”

Theo Dân Trí
Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.