Vệt máu trải dài khắp châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
Một cuộc hành quân cưỡng ép từ một trại tập trung Đức Quốc xã vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai
Một cuộc hành quân cưỡng ép từ một trại tập trung Đức Quốc xã vào cuối chiến tranh thế giới thứ hai
TP - Câu chuyện của những người sống sót trong “cuộc hành quân tử thần” dưới chế độ Đức Quốc xã, chương cuối tàn nhẫn của cuộc diệt chủng lịch sử, sẽ được ra mắt công chúng lần đầu tiên.

Khi quân đội Đức Quốc xã di chuyển tù nhân khỏi các trại tập trung ngay trước khi quân Đồng minh đến giải phóng, hàng chục nghìn người đã chết bên đường vì kiệt sức, bị bắn vì không theo kịp hoặc bị sát hại một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Những cuộc hành quân tử thần này đã để lại một vệt máu trải dài khắp châu Âu.

Thư viện Wiener Holocaust (Anh) đã thu thập lời khai của một số ít người sống sót nhằm làm sáng tỏ khái niệm “trại tập trung di động” trong buổi triển lãm mới của họ ở London, mang tên Death Marches: Evidence and Memory (Cuộc hành quân tử thần: Minh chứng và Kí ức). Triển lãm sẽ tập trung vào một khía cạnh thường bị bỏ qua và ít được nghiên cứu của vụ thảm sát Holocaust.

Trong số các bức ảnh trưng bày, có những bức ảnh của bà Maria Seidenberger, người đã bí mật chụp một cuộc hành quân cưỡng ép từ Buchenwald (Đức) cho đến khi nó đi qua gần nhà bà ở Hebertshausen. Mẹ bà đã phân phát khoai tây cho các tù nhân trong khi bà lén chụp những bức hình này từ cửa sổ.

Vệt máu trải dài khắp châu Âu ảnh 1
Bà Sabina Szeps (bên phải), năm 1940

Triển lãm kể lại những câu chuyện như của bà Gertrude Deak, một người Hungary gốc Do Thái, sau khi bị lùa đến một số trại tập trung. “Bà ấy có một câu chuyện sinh tồn phi thường, trong đó bà bị buộc tham gia một cuộc hành quân tử thần, sau đó phải trốn trong nhà kho và chống lại ý đồ hãm hại của quân Đức và những người bà ấy gặp phải” - đồng quản lý của triển lãm, tiến sĩ Christine Schmidt cho biết. Lời khai của Deak là một trong những lời khai sớm nhất kể từ sự kiện Holocaust, và giờ bà làm việc tại thư viện Weiner.

Những hình ảnh khác trong đó có hai bà Sabina và Fela Szeps, hai chị em người Ba Lan gốc Do Thái. Một bức ảnh được chụp tại một khu ổ chuột ở Ba Lan vào năm 1939. “Họ bị trục xuất đến một trại tập trung ở Gross-Rosen, rồi sau đó bị đưa vào cuộc hành quân tử thần này. Chúng tôi có những hình ảnh thực sự thấm thía về những người phụ nữ trong khu ổ chuột, trước khi họ phải chịu sự tàn phá về thể chất. Rồi khi ta nhìn ảnh của họ vào tháng 5 năm 1945, sau khi giải phóng, họ trông vô cùng tiều tụy và xơ xác. Thậm chí, một người đã chết ngày hôm sau khi bức ảnh được chụp”, bà Schmidt nói.

“Không có nhiều người sống sót sau các cuộc hành quân tử thần, vì vậy những lời khai mà chúng tôi thu thập được rất hiếm và là những tài liệu quý giá? Giai đoạn hỗn loạn, dằng dặc này là những câu chuyện thường không được kể”, bà nói.

Theo bà, những bức hình chụp ngày giải phóng luôn mang hướng tích cực. “Luôn luôn tồn tại ý tưởng rằng một khi các trại được giải phóng, mọi chuyện thế là kết thúc. Nhưng sự giải phóng đó không xảy ra trong chốc lát, nó là một quá trình lâu dài, liên tục và bền bỉ”.

Hiện có 45 lời khai liên quan đến các cuộc hành quân tử thần trong số 400 đã được dịch, số hóa và có sẵn bằng tiếng Anh trên cơ sở dữ liệu của thư viện. 1.185 lời khai còn lại sẽ được công bố trong năm nay.

Những câu chuyện kể lại về các chủ đề khác nhau, từ trải nghiệm sống ở các khu ổ chuột của Đức Quốc xã, các trại tập trung, cho đến câu chuyện về những người đã trốn khỏi quân Phát xít bằng cách sử dụng danh tính giả, hoặc giấu mình trong những căn gác xép và hầm rượu.

Các nhân chứng đều là người gốc Do Thái, Roma và Sinti. Ngoài ra, còn có lời khai của những người tham gia hoạt động kháng chiến chống lại chế độ độc tài, cũng như một số người đã trốn thoát thành công khỏi các trại tập trung tử thần.

Theo Theguardian.com, ngày 16/05/2021
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.