Ngày 13/7, tại Đà Nẵng, Bộ VHTT&DL đã tổ chức Hội thảo thực thi pháp luật và lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan khu vực miền Trung.
Bà Dương Thị Thơ, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội khách sạn chp biết, các đơn vị kinh doanh lưu trú ở Đà Nẵng đã rất bức xúc khi bị thu phí tác quyền âm nhạc tivi. Đó là cách thu không hợp lý, cứng nhắc, có hiện tượng phí chồng phí vì họ đã trả tiền cho dịch vụ truyền hình cáp nên không thể trả thêm tiền một lần nữa. Đặc biệt không thể xác nhận được các khách sạn có mở nhạc Việt hay không, hoặc những bài hát có nằm trong danh sách bị thu phí không.
“Chúng tôi rất hoan nghênh và ủng hộ vì Trung tâm bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam (VCPMC) đã ngừng thu phí tác quyền trên tivi . Theo tôi, cần phải xem xét kỹ càng lại việc thu phí để đảm bảo sự đồng thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước, VCPMC và đơn vị khai thác. Đồng thời cũng thể hiện được tính minh bạch, công khai”, bà nói
Trước sự thắc mắc của các đại diện, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) nói việc thu tác quyền âm nhạc ti vi là là thỏa thuận dân sự giữa khách sạn và VCPMC. Tuy nhiên, trong tháng tháng 5 vừa qua các khách sạn ở Đà Nẵng phản ảnh thì Cục mới vào cuộc yêu cầu VCPMC ngừng thu. Lý do VCPMC bị “tuýt còi” là do chưa xác định được tác phẩm đã khai thác sử dụng của tác giả có hợp đồng ủy quyền tại trung tâm; chưa có căn cứ khoa học rõ ràng và minh bạch khi đưa ra mức thu; đơn phương đưa tra mức thu chưa đảm bảo thỏa thuận với các đơn vị khai thác. Ông nhấn mạnh chỉ khi nào VCPMC khắc phục được những tồn tại đã nêu trên mới tính toán việc thu tiếp.
“Để khắc phục tình trạng này, Cục Bản quyền tác giả đã đưa ra các giải pháp điều chỉnh trước mắt, trong đó đáng chú ý là VCPMC phải công khai danh sách xác định tác phẩm; mức thu phải có căn cứ, minh bạch, nhận được sự đồng thuận của đơn vị khai thác đảm bảo đúng thẩm quyền, quy định…”