1. Dân tộc nào sau đây có tục nhảy vào lửa đầu năm mới?
-
icon
Dân tộc Dao
-
icon
Dân tộc Tày
-
icon
Dân tộc Thái
Câu trả lời đúng là đáp án A: Người Dao (các tên gọi khác là Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền...) là một trong 54 dân tộc của Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của đề án Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao do tiến sĩ Trần Hữu Sơn chủ trì, dân tộc này có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê khoảng cuối thế kỷ 17. Người dân tộc Dao, sống chủ yếu ở biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và một số tỉnh trung du, ven biển Bắc Bộ. Địa phương tập trung đông người Dao cư trú nhất là Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng... Người Dao có nền văn hóa lịch sử phong phú, với nhiều phong tục tập quán mang màu sắc tín ngưỡng. Trong đó, tục nhảy lửa, thường diễn ra vào đầu năm mới (không cố định ngày nào). Nghi thức này nhằm tạ ơn thần Lửa đã mang lại sự ấm áp, vụ mùa bội thu, vừa để cầu thần linh phù hộ cho năm mới nhiều may mắn, xua đuổi tà ma, bệnh tật. Lễ nhảy lửa được tổ chức trên khoảng sân rộng với sự tham gia của các thầy cúng và chỉ nam thanh niên mới được nhảy lửa, số lượng từ 4 trở lên và là số chẵn. Buổi lễ bắt đầu bằng những bài nhảy xung quanh đống lửa to, thầy cúng làm lễ tạ ơn thần, nam thanh niên ngồi hầu lễ miệng đọc thần chú. Khi đống củi đã trở thành đống than hồng rừng rực cháy, thầy cúng xin quẻ âm dương. Nếu được thần lửa đồng ý, các chàng trai với đôi chân trần bật nhảy vào đống lửa, dùng tay bốc tung đám than hồng ra tứ phía. Mỗi người thường nhảy lửa 3-4 phút sau đó tiếp tục nhảy lò cò về làm lễ tại bàn thờ trước khi trở lại bình thường, chân tay không bỏng rát. Theo quan niệm của người Dao, việc nhảy vào lửa để xua đi nỗi sợ hãi và chỉ người mạnh mẽ mới nhảy được vào đống lửa thiêng. Những người tham gia vào nghi thức này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của cộng đồng.
2. Đàn ông dân tộc Dao chỉ được công nhận sự trưởng thành khi nào?
-
icon
Đã trải qua lễ nhảy lửa
-
icon
Đã trải qua lễ cấp sắc
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Dao quan niệm, chỉ con trai đã qua lễ cấp sắc mới được coi là người lớn. Mỗi dịp cuối năm hoặc tháng giêng (âm lịch), cộng đồng này thường tổ chức lễ cấp sắc để đánh dấu sự trưởng thành. Buổi lễ có thể thực hiện cho một hoặc vài người nhưng phải là số lẻ. Những người này trước khi hành lễ phải không được nói tục chửi bậy, không quan hệ vợ chồng, không để ý đến phụ nữ... Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, mỗi lễ cấp sắc thường có 6 thầy cúng, gồm 3 thầy chính đều là những vị cao tay và 3 thầy phụ. Lễ diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất ở ngoài trời, ngày thứ hai người thụ lễ vào nhà để nghe thầy cả đọc các loại sách cúng, đọc lệnh cấp sắc. Lúc này người thụ lễ được coi là trở thành con người mới cả về thể xác và tâm hồn. Sau đó, người thụ lễ được các thầy dạy múa như múa chùm cheng (múa chuông), múa sa ma.
3. Người Dao có tục thờ cúng chó với ý nghĩa gì sau đây?
-
icon
Là tổ tiên của người Dao
-
icon
Là loài vật không thể thiếu trong gia đình người Dao
Câu trả lời đúng là đáp án A: Người Dao ở Việt Nam có 7 nhóm (ngành) gồm: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Tiền, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y và Dao Làn Tiển/Tẻn. Mỗi nhóm có phong tục tập quán riêng, nhưng có điểm chung là thờ cúng Bàn Vương. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ghi lại truyền thuyết kể rằng Bàn Vương vốn là Long khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lớn là giết thủ lĩnh của quân xâm lược nên được hóa thành người, vua Bình Vương gả công chúa cho. Vợ chồng Bàn Hồ sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái) đều được ông là Bình Vương ban sắc thành 12 họ là: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu, Triệu. Đây là 12 họ phổ biến trong cộng đồng người Dao ngày nay. Khi Bình Vương chết, Bàn Hồ lên làm vua, tức Bàn Vương. Ông sống giản dị, dạy dân cách trồng lúa, dệt vải... nên được yêu quý. Sau khi chết, Bàn Vương được người Dao đưa lên bàn thờ tổ tiên và làm lễ cúng. Hiện nay, nghi lễ cúng Bàn Vương không còn phổ biến nhiều trong đồng bào dân tộc Dao. Tuy vậy, đây vẫn được coi là nghi lễ mang đậm tính nhân văn vì hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và con người luôn được trấn an tinh thần bởi bên cạnh mình đã có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng đầy sức mạnh bảo trợ. Nghi lễ này được xem là sợi dây liên kết cộng đồng trong mối quan hệ dòng họ, làng bản, tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng cuộc sống. Với quan niệm Bàn Vương là thủy tổ của cộng đồng, người Dao ngoài thờ cúng còn kiêng ăn thịt chó.
4. Trong đám cưới, cô dâu người Dao trước khi vào nhà chồng phải bước qua một sải dây chăng ngoài cửa với ý nghĩa gì?
-
icon
Trừ tà ma
-
icon
Ngăn chặn điều xấu theo cô dâu vào nhà
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo sách Tìm về cội nguồn văn hóa núi, trai gái người Dao có quyền tự do chọn bạn đời tâm đầu ý hợp. Khi đôi lứa đã tình cảm mặn nồng, họ mạc nhà trai có trách nhiệm đi hỏi vợ cho con/cháu mình. Trong lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ đem đến đôi quả cau già, 6 cặp lá trầu không, 12 tờ tiền giấy. Đặt lễ vật lên bàn thờ nhà gái, đại diện nhà trai sẽ khấn xin được làm thủ tục cưới, cầu cho đôi trai gái may mắn, tốt lành, trong đời không gặp hổ, gặp ma, hoặc gặp điều xấu. Một tháng trước ngày cưới, nhà trai đem lễ tới nhà gái để báo ngày giờ tổ chức. Từ lúc đó, cô dâu không được đi đâu mà ở nhà chuẩn bị trang phục cưới và đồ tùy thân mang về nhà chồng. Vào ngày cưới, nhà trai tổ chức đoàn đón dâu gồm một người uy tín trong dòng họ dẫn đầu cùng hai phù dâu, hai phù rể. Trước khi lên đường, thầy mo phải làm phép trừ tà ma, cầu bình an, chọn lối cho đôi vợ chồng trẻ cùng đoàn đón dâu trở về nhà. "Nhà trai chuẩn bị một cái lán trước nhà được quây kín để cô dâu, phù dâu chỉnh trang sắc phục, chờ giờ tốt để vào nhà chồng ra mắt họ mạc. Trong lúc chờ đợi ấy, thầy mo làm lễ trừ tà, câu an để đợi giờ dâu rể vào làm lễ gia tiên", sách viết. Ở một số nhóm người Dao, trước khi vào nhà chồng, cô dâu phải bước qua dải dây lưng do ông thầy chăng ở cửa ra vào dụng ý ngăn chặn những điều xấu lẻn theo cô dâu vào nhà. Sau đó cả cô dâu, chú rể đứng lên chiếc chiếu - vật được ví như chiếc giường hạnh phúc của đôi uyên ương được thầy cúng dùng phép biến hóa mà thành. Thầy cúng tiếp đó sẽ làm lễ cầu cho đôi trai gái kết duyên trăm năm hạnh phúc, con cháu đầy đàn.
5. Dân tộc thiểu số nào ở tỉnh Hà Giang có lễ cúng tổ tiên được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia?
-
icon
Dân tộc Tày
-
icon
Dân tộc Mường
-
icon
Dân tộc Lô Lô
Câu trả lời đúng là đáp án C: Lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng, được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia năm 2012. Đây là nghi lễ cổ truyền của cộng đồng Lô Lô, thường được tổ chức hàng năm vào ngày 14/7 (âm lịch) tại các gia đình trưởng họ. Theo Hồ sơ di sản (tư liệu tại Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lich), khi gia đình Lô Lô có người chết 3-4 năm, con trưởng sẽ lập bàn thờ tổ tiên (ông tổ "duỳ khế") và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ này được đặt ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng gỗ cắm hoặc cài ở vách phía trên để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Tuy mọi gia đình Lô Lô đều có ban thờ tổ tiên, nhưng lễ cúng tổ tiên lại thường được tổ chức tại nhà trưởng họ (thầu chư) và được dòng họ chuẩn bị trước cả năm. Theo lệ thường, khi làm lễ, trưởng họ sẽ là người đứng ra sắm lễ, các gia đình đóng góp theo khả năng. Lễ vật bắt buộc phải có để dâng cúng gồm: 1 con bò, 1 con lợn, 1 con gà, xôi, rượu, tiền vàng, đèn dầu, đôi trống đồng. Khi dòng họ có kế hoạch làm lễ, trưởng họ trực tiếp mời thầy cúng, cử một người đàn ông đi mượn trống đồng - bảo vật linh thiêng của cộng đồng về làm lễ. Nghệ nhân đánh trống đồng, người hóa trang thành người rừng (Ma cỏ) được dòng họ mời tham gia múa nghi lễ. Các Ma cỏ phải cùng nhau tìm loại cỏ Su choeo trên núi Chun ta (đỉnh núi có tên gọi là núi "Sống lưng") để bện quanh người thành trang phục che kín thân. Hoá trang xong, Ma cỏ sẽ nhảy múa cho đến khi kết thúc Lễ cúng tổ tiên. Lễ cúng tổ tiên hay lễ cúng tang ma cho người đã khuất của người Lô Lô bắt buộc phải có người "nhảy lễ" trong trang phục Ma cỏ.
6. Vật gì của người Lô Lô được công nhận bảo vật quốc gia?
-
icon
Bộ cồng chiêng từ thế kỷ 5
-
icon
Đôi trống đồng từ thế kỷ 5
Câu trả lời đúng là đáp án B: Người Lô Lô (tên gọi khác là Di) là một trong 54 dân tộc sinh sống, làm việc, lao động và học tập tại Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, cộng đồng này có hơn 4.500 người, thuộc nhóm dân tộc ít người nhất Việt Nam. Người Lô Lô cư trú tại 30 tỉnh/thành, trong đó chủ yếu ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), hay Mường Khương (tỉnh Lào Cai) và Lai Châu. Người Lô Lô có hai nhóm đen (quý tộc) và trắng (bình dân). Họ nói tiếng Lô Lô, có chữ viết riêng, nguồn sống chủ yếu là ngô và lúa nương. Cộng đồng Lô Lô có nhiều dòng họ, người trong cùng một dòng họ thường quần tụ với nhau thành một làng. Tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt của tộc người này là trống đồng, được người dân coi như báu vật thiêng liêng biểu tượng sức sống của dân tộc. Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trống đồng Lô Lô thường đi thành cặp, một chiếc đực (nhỏ hơn) và một chiếc cái (lớn hơn), dùng trong các dịp lễ Tết, tang ma. Trống được cấu tạo tang mở, thân eo, chân choãi, có 4 quai bố trí thành 2 cặp đối xứng nhau qua trục thân. Chính giữa mặt trống là hoa văn hình ngôi sao 12 cánh. Trống được trang trí bằng nhiều loại hoa văn tiêu biểu như: đường thẳng song song hướng tâm, vòng tròn chấm, hình người hóa trang cách điệu, mặt trống có nhiều lỗ tròn thủng. Người Lô Lô quan niệm, những lỗ tròn ấy là mặt trời, tia trống là con mắt của mặt trời, vành hoa xung quanh là các hành tinh.
7. Dân tộc nào ít người nhất Việt Nam?
-
icon
Dân tộc Tày
-
icon
Dân tộc Chứt
-
icon
Dân tộc Ơ Đu
Câu trả lời đúng là đáp án C: Cứ 10 năm, Việt Nam sẽ tổ chức tổng điều tra dân số và nhà ở. Kết quả cuộc điều tra năm 2009 cho thấy, Ơ Đu là dân tộc ít người nhất, chỉ có 376 người. Theo Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc, người Ơ Ðu xưa kia cư trú dọc theo hai con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn (bắt nguồn từ Lào chảy vào Việt Nam tại tỉnh Nghệ An). Do nhiều biến cố lịch sử, người Ơ Đu phải dời đi nơi khác hay sống cùng với các cư dân mới đến. Hiện nay, dân tộc Ơ Ðu cư trú ở hai bản đông nhất là Xốp Pột và Kim Hòa, xã Kim Ða (Tương Dương, Nghệ An). Ở Lào, họ hợp với nhóm Tày Phoọng cư trú ở tỉnh Sầm Nưa.
8. Dân tộc thiểu số nào có dân số đông nhất Việt Nam?
-
icon
Dân tộc Dao
-
icon
Dân tộc Tày
-
icon
Dân tộc Mường
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Tày có 1.626.392 người, đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Cổng thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc cho hay, người Tày có mặt ở Việt Nam từ khoảng nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Hiện nay, họ cư trú ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang đến Lào Cai, Yên Bái. Người Tày sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời người Tày đã biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thủy lợi như: đào mương, bắc máng, đắp bờ lấy nước tưới ruộng. Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những máng gỗ gọi là loỏng rồi mới dùng dậu gánh thóc về nhà. Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng hoa màu, cây ăn quả, chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm. Dệt thổ cẩm là nghề thủ công nổi tiếng ở cộng đồng này.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm