Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải

TPO - Tôi tham gia chuyến Press trip của Vietravel mà lòng đầy háo hức bởi sang Trung Quốc vào mùa thu lá đỏ và được tới Vạn lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Quảng trường Thiên An Môn rồi xuyên qua Nam Kinh để tới Thượng Hải. Những địa danh đã làm mê hoặc du khách toàn thế giới ấy có gì hấp dẫn?

Sau hai giờ oto từ nội thành Bắc Kinh, Vạn Lý trường thành hiện ra kỳ vĩ trên những dãy núi cao. Đó chính là Mộ Điền Dụ thuộc quận Hoài Nhu - một trong những đoạn đẹp nhất của Vạn Lý Trường Thành.

Trường thành nhuốm màu rêu phong uốn lượn cong cong đầy gợi cảm càng trở nên quyến rũ hơn khi nằm giũa thảm lá vàng chen lá đỏ. Đang độ tiết thu, gió lành lạnh, trời cao xanh trong nắng vàng dịu nhẹ mỏng mảnh như tơ, từng viên gạch cổ nằm yên lặng gợi những suy ngẫm về lịch sử và thời gian.

Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải ảnh 1


Sắc thu ở Vạn Lý Trường Thành

Những lá phong đã bắt đầu đỏ khiến tôi nhớ tới câu thơ “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”( Truyện Kiều –Nguyễn Du). Màu quan san - cái màu bụi đỏ nơi quan ải ngày xưa ấy như phả như tạc vào lá phong ở Mộ Điền Dụ, có gì đó vừa hoảng hoải vừa lãng mạn, phiêu diêu

“Bất đáo trường thành phi hảo hán” - câu nói ấy trở nên quen thuộc với Trung Quốc bởi chỉ đến với công trình duy nhất được nhìn thấy từ mặt trăng này, người ta mới trải nghiệm hết sức mạnh phi thường của con người và thời gian gần như vô nghĩa...

Mộ Điền Dụ - điểm đến mới trong tour du lịch mà Vietravel vùa khai phá cùng với núi Hương Sơn – đã lập tức trở nên hấp dẫn du khách Việt Nam.

Núi Hương Sơn nằm ở khu vực Tây Bắc ngoại ô Bắc Kinh- công viên nổi tiếng với những mùa cây trổ lá tuyệt đẹp, nhất là lá phong. Vào mùa cây thay lá khoảng tháng 9 đến tháng 11, khách du lịch thi nhau nườm nượp kéo đến tham quan chiêm ngưỡng những chiếc lá đỏ phủ khắp mọi nơi tạo nên khung cảnh thơ mộng như đang xem một bộ phim lãng mạn. Cứ vào độ này, người Bắc Kinh thường kéo tới đây để cùng thể hiện cái thú chơi phong nhã: ngắm lá đỏ. Họ trải thảm dưới các gốc cây, bày các bàn tiệc nho nhỏ quây quần bên nhau hay ngồi bên các ghế đá công viên ngắm lá đổi màu, ngắm người đi lại, xem chừng cũng phong nhã lắm. Chẳng thế mà năm xưa vua Càn Long đã sáng tác tới 1.470 bài thơ chỉ trong vòng 220 ngày đến nơi đây .

Công viên Hương Sơn được mệnh danh là “cung điện mùa thu của các vương triều” với hàng trăm ngàn cây thông, phong, ngân hạnh, hoàng lư… phiêu du trong gió. Tùy thời tiết từng năm mà mùa lá đỏ dài hay ngắn, năm nay có thể kéo dài từ 16-10 đến 15-11, sắc thắm tùy vào sương giáng mà ngả dần sang tía… Vì tọa lạc ở vị trí tương đối cao so với mực nước biển nên đặc biệt màu lá đỏ ở Hương Sơn cũng thẫm hơn, trải dài trên sườn núi, nhìn từ cáp treo trông tựa tấm thảm nhung, cả khu rừng như được nhuộm màu xao xác khiến công viên trở nên mê hoặc...

Nơi này còn nổi tiếng với những công trình kiến trúc như Hương Sơn tự, Bích Vân tự, biệt thự Song Thanh…, thu hút hàng trăm ngàn du khách vào dịp lá đỏ. Năm nay cũng xảy ra tình trạng quá tải ở các trạm ga do lượng khách quá đông. Đặc biệt những chiếc lá khô cũng trở thành mặt hàng lưu niệm được mời chào và dù những thảm lá đang xào xạc dưới chân nhưng du khách vẫn sẵn lòng bỏ ra vài tệ mang chiếc lá ép với dòng lưu niệm “Hương Sơn” bên cạnh về làm quà …

Giã biệt phỏng cảnh thiên nhiên nơi đây, đoàn chúng tôi tới thăm quảng trường Thiên An Môn và Tử Cấm Thành. Chưa hết cảm giác thăng hoa bởi màu lá đỏ tôi đã phải choáng ngợp bởi sự hoành tráng, quy mô của hai công trình này, dường như nó đã vượt qua sức tưởng tượng cảu nhiều người. Quảng Trường Thiên An môn là quảng trường lớn nhất thế giới, có sức chưa 1 triệu người được xây vào năm 1417 với diện tích khoảng 440.000 mét vuông. Quảng trường ấy như một cái sân trước của Cố Cung – Tử Cấm Thành – cung điện cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Chúng tôi chậm chậm qua những cửa Ngọ Môn, cửa Thái Hòa, điện Thái Hòa, điện Càn Thành, Ngự Hoa Viên...Vẫn không thôi cảm giác choáng ngợp . Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, người ta tính, một đứa trẻ sinh ra ở đây, mỗi đêm ngủ 1 phòng thì năm 27 tuổi mới ngủ hết các phòng của Cố Cung...

Chúng tôi không đủ thời gian mà chiêm ngưỡng hết công trình vĩ đại này bởi đã lại lên tàu điện siêu tốc về Thượng Hải – thành phố lớn nhất Trung Quốc.

Từ Bắc Kinh đi Thượng Hải 12.000km nhưng chuyến tàu siêu tốc lươt êm ru chỉ mất 5 giờ đã tới nơi. Ấn tượng đầu tiên về Thượng Hải chính là những tòa nhà chọc trời bên sông Hoàng Phố. Thượng Hải thay đổi nhanh đến mức nếu một người dân không ra khỏi nhà trong 1 năm khi ra sẽ tưởng mình bị lạc vào nơi khác.

Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải ảnh 2
Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải ảnh 3


Bến Thượng Hải – nhìn từ tháp truyền hình Đông phương Minh châu

Một chiều ở bến Thượng Hải, sóng nước mênh mang , nhưng không còn cái rợn ngợp kiểu như “sống gợn Tràng Giang buồn điệp điệp nữa”, mà chỉ có sự tập nấp của người và xe, của ánh sáng phù hoa đô hội. Nhưng vẫn có gì đó rất riêng, sắc thu như nhuốm vào từng gợn sóng sống Hoàng Phố, một khoảng lặng đủ cho người ta dừng lại và ngẫm ngợi. Tôi đừng trên tháp Truyền Hình Đông phương Minh châu – một trong những tòa tháp cao nhất thế giới- nhìn xuống thành phố Thượng Hải khi đêm bắt đầu buông xuống và một thế giới lung linh huyền ảo của ánh sáng hiện lên. Dòng sống Hoàng Phố nhìn tư trên cao giống như một dòng ánh sáng đầy lãng mạn, để cho người ta vẫn còn có thể momongj ở thành phố có nhịp sống và mức độ cạnh tranh cục kỳ khốc liệt này....

Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải ảnh 4
Từ sắc thu Vạn lý Trường thành tới sóng nước bến Thượng Hải ảnh 5


Thị trấn cổ Chu Gia Giác bên sông

Nhưng ở Thượng Hải vẫn có “Venice” – bên sông mang tên Chu Gia Giác. Thị trấn này có 36 cây cầu đá lớn nhỏ nối liền 9 con đường men theo bờ sông, nối liền khoảng cách và những hoài niệm. Biểu tượng của Chu Gia Giác là cầu Phóng sinh – cây cầu đá 5 nhịp lớn nhất còn lại ở vùng đồng bằng Trường Giang. Chu Gia Giác có lịch sử 17.000 năm, đến đây tôi cứ cảm giác như mình vùa được một cỗ máy thời gian đưa về miền Giang Nam nổi tiếng thuở nào...

Ông Trần Đoàn Thế Duy – Phó Tổng Giám đốc cty Du lịch Vietravel – trưởng đoàn Presstrip cho biết đến thời điểm này du khách Việt Nam đặt tour du lịch Trung Quốc sẽ được giảm giá khoảng 20% chi phí vì ngành du lịch hai nước đang muốn kích cầu chứ chưa tính đến lợi nhuận. Sau một thời gian ảm đạm tính đến đầu tháng 10, lượng du khách Việt Nam đặt tour sang Trung Quốc đã tăng 30% .

MỚI - NÓNG