Bác sĩ chỉ cách phòng ngừa căn bệnh ngã nhẹ đã gãy xương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Loãng xương là căn bệnh âm thầm nhưng sức phá hủy và làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của con người không hề nhỏ. Tuy nhiên, đây cũng là căn bệnh mà chúng ta có thể phòng ngừa được.

Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?

Cách chính xác nhất là bạn nên đi khám bệnh về xương khớp ở các cơ sở y tế có đủ điều kiện để được làm các xét nghiệm về cận lâm sàng đánh giá mật độ của xương và tình trạng của xương. Những người tuổi trung niên trở lên, đặc biệt là phụ nữ thì nguy cơ loãng xương cao hơn đa số đồng loại.

Như mọi bệnh tật trên đời, việc phát hiện sớm và điều trị ngay từ đầu là cách tốt nhất để bạn có thể vượt qua bệnh tật, phòng trừ hậu họa.

Bạn cần hiểu bản chất loãng xương là sự rối loạn nội tiết làm cho cấu trúc xương bị tổn hại, lực của xương bị suy giảm và dẫn đến xương dễ bị gãy, nứt, rạn. Loãng xương là căn bệnh khá âm thầm, hầu như không có triệu chứng, đặc biệt không gây đau đớn nên chúng ta hầu như không nhận ra. Đến khi cơ thể đánh tín hiệu bằng những cơn đau nhức xương hay chuột rút xuất hiện thường xuyên thì đã là chậm trễ. Khi đó, con người phải đối mặt với tình trạng rạn xương, nứt xương và rất dễ bị gãy xương, kể cả với những va chạm nhẹ.

Theo thống kê, trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương và được dự đoán rằng đến năm 2050 các nước châu Á, trong đó có nước ta sẽ có 50% các trường hợp tàn phế hoặc bị đe dọa đến tính mạng do gãy khớp háng vì loãng xương gây ra.

Theo thống kê, trên thế giới, cứ 30 giây thì có một người bị bệnh gãy xương do loãng xương.

Người loãng xương nên ăn gì?

Bệnh loãng xương là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới, nhất là ở lứa tuổi sau 50. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh loãng xương càng cao. Ngoài các biện pháp điều trị thì ăn uống khoa học, lựa chọn những thực phẩm tốt để phòng và hỗ trợ bệnh là một vấn đề người bệnh cần quan tâm, ThS. Nguyễn Thị Hà, viện Dinh dưỡng Việt Nam cho biết.

Hiện nay, bữa ăn của người dân Việt Nam trung bình mới đáp ứng được 50% nhu cầu canxi. Vì vậy, hằng ngày, tùy theo điều kiện, trung bình mỗi người trưởng thành cần bổ sung thêm khoảng 500mg canxi. Các loại sữa có tác dụng cung cấp canxi, vitamin D, protit và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tốt bệnh loãng xương. Nên chọn các loại sữa ít béo, không đường hoặc sữa đậu nành. Trong đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có chứa isoflavones- hormon là một trong những thành phần quan trọng giúp cho cấu tạo xương và giảm một cách rõ rệt quá trình thoái hóa xương.

Bác sĩ chỉ cách phòng ngừa căn bệnh ngã nhẹ đã gãy xương ảnh 1
Các loại sữa có tác dụng cung cấp canxi, vitamin D, protit và nhiều loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa tốt bệnh loãng xương.

Ngoài ra, các loại xương ống, xương sống động vật như lợn, bò, gà đều cung cấp collagen, các protein, canxi, phot pho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt, kiềm, đồng, niken…). Mỗi tuần bạn nên dùng 2 lần những xương này hầm nhừ sẽ là nguồn bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương.

Các loại cua, cá, tôm nhỏ, xương mềm: xay, ăn cả xương sẽ cung cấp lượng canxi, phot pho, các muối khoáng, protein, nguyên tố vi lượng tối ưu nhất cho cơ thể.

Bác sĩ chỉ cách phòng ngừa căn bệnh ngã nhẹ đã gãy xương ảnh 2

Chuối- thực phẩm tốt cho xương của bạn.

Các loại rau quả chứa vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin K như chuối, bắp cải, khoai tây… Ăn uống kết hợp với tập luyện, lao động vừa phải là những yếu tố cần thiết để phòng và chữa bệnh.

MỚI - NÓNG