Trung Quốc muốn gì từ COC?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ kỷ niệm của hải quân nước này ở khu vực gần thành phố cảng Thanh Đảo ngày 23/4. Ảnh: AP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự một lễ kỷ niệm của hải quân nước này ở khu vực gần thành phố cảng Thanh Đảo ngày 23/4. Ảnh: AP
TP - Trung Quốc gần đây nói rằng nước này và các thành viên ASEAN đã đạt được “tiến triển lớn” trong đàm phán tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). 

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bangkok, Thái Lan, nhân dịp hội nghị ngoại trưởng ASEAN - Trung Quốc vào cuối tháng 7, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng tiến triển này đạt được là nhờ “sự chân thành và quyết tâm của tất cả các bên”, nhằm tiến tới mục tiêu hoàn tất COC trong 3 năm. 

Thực tế là Trung Quốc vẫn tiếp tục phô trương và đe dọa sử dụng vũ lực trên biển Đông, ngay cả khi đàm phán đang diễn ra. Một ví dụ là Trung Quốc bắn thử 6 tên lửa đạn đạo chống hạm trên vùng biển này từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, trước khi Diễn đàn khu vực ASEAN diễn ra ở Thái Lan. 

Ngày 24/7, Trung Quốc công bố sách trắng quốc phòng đầu tiên trong 4 năm, trong đó nói biển Đông là một phần “không thể thay đổi” của nước này, và rằng họ “thực thi chủ quyền quốc gia của mình để xây dựng hạ tầng và triển khai những năng lực phòng vệ cần thiết trên các đảo và bãi đá ở Nam Hải (tức biển Đông)”. 

Bắc Kinh chưa thể hiện dấu hiệu gì cho thấy sẽ thôi cải tạo và xây dựng các cơ sở quân sự trên biển Đông. Một trong những sự việc gần đây nhất là việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ đầu tháng 7. 

Nhiệm vụ của COC là tạo cơ sở giải quyết những tranh chấp và vụ việc như vậy thông qua đối thoại. 

ASEAN kêu gọi sớm hoàn tất đàm phán COC trong bối cảnh biển Đông căng thẳng. Bắc Kinh cố kéo dài thời gian, cho đến gần đây. Trung Quốc giờ có vẻ quan tâm đến COC hơn cả ASEAN. Vì sao vậy?

Theo bài phân tích trên Asian Nikkei Review hôm 14/8, Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu khắp biển Đông, dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn”. Nhưng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế năm 2016 khẳng định đòi hỏi này hoàn toàn không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. 

Trung Quốc phớt lờ phán quyết. Nhưng là một bên ký kết UNCLOS, Bắc Kinh không muốn bị nhìn là kẻ đứng ngoài pháp luật. Trung Quốc rõ ràng tin rằng họ có thể dùng COC để giải thoát mình khỏi phán quyết, bài phân tích nhận định.

Dù Trung Quốc rõ ràng đã thay đổi thái độ với COC, vẫn còn quá sớm để coi đây là điều đáng mừng. Những động cơ thầm kín của Trung Quốc được phản ánh trong phần khung của COC. 
Trước tiên, không phải Trung Quốc đang đàm phán với ASEAN với tư cách một khối mà với 10 nước ASEAN riêng biệt. Trong giai đoạn đàm phán đầu tiên, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đưa ra 11 đề xuất riêng biệt, chứ không phải 2 đề xuất từ Trung Quốc và ASEAN. 

Asian Nikkei Review dẫn các nguồn tin ngoại giao nói rằng Trung Quốc đã gây áp lực để có được cơ chế đàm phán này. Điều đó phản ánh quan điểm của Trung Quốc rằng tranh chấp lãnh thổ là vấn đề song phương giữa họ với từng nước trong 4 thành viên ASEAN liên quan. Cách làm này của Bắc Kinh sẽ khiến họ chiếm thế thượng phong trong đàm phán hoặc sử dụng cơ bắp nếu cần thiết, để có thể đi theo cách của mình. 

Theo các nguồn tin ngoại giao, Trung Quốc có 3 đòi hỏi cơ bản đối với COC: Không dựa trên UNCLOS 1982 ; tập trận chung với những nước ngoài khu vực phải có sự đồng thuận trước của các bên tham gia COC; không được hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác tài nguyên trên vùng biển này. 

ASEAN không thể chấp nhận những đòi hỏi đó vì sẽ vô hiệu hóa phán quyết của tòa trọng tài về “đường 9 đoạn” của Trung Quốc, và cũng sẽ làm mất ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu ở khu vực. “ASEAN không vội, và không có ý định chốt COC bằng cách thỏa hiệp một cách kỳ lạ”, một nguồn tin ngoại giao nói với Asian Nikkei Review. 

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.