Trăn trở từ thực tiễn

Trăn trở từ thực tiễn
TP - Cần Giờ là huyện ven biển duy nhất và có thể nói là huyện khó khăn nhất của TPHCM. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (làm muối, nuôi trồng, khai thác thủy sản).

Trích báo cáo của lãnh đạo huyện, đăng tải trên một tờ báo địa phương thì qua 5 năm, huyện đầu tư xây dựng 382 công trình cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, y tế, chợ); đưa vào sử dụng 177 công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó có 3 công trình quy hoạch, 92 công trình giao thông, 29 công trình thủy lợi, 1 công trình điện, 26 công trình văn hóa và 26 công trình giáo dục, y tế. Đến nay, cơ sở hạ tầng thiết yếu được tập trung đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng. Và người ta đưa ra nhận định “bộ mặt nông thôn mới huyện Cần Giờ thực sự thay đổi, chất lượng cuộc sống người dân đã được nâng lên”.

Nhưng trong cuộc làm việc của Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng, chúng ta được biết huyện đạt chuẩn nông thôn mới Cần Giờ, được mô tả là nơi “người dân chất phác, cán bộ nhiệt tình, mọi người đoàn kết”, có gần một nửa dân số (44,6%) là người nghèo. Nông thôn mới mà vẫn nghèo thì nông thôn mới để làm gì? Đây là câu hỏi chủ chốt nhất, cơ bản nhất, mang tính quyết định nhất trong các phong trào nông thôn mới cả nước, không chỉ riêng Cần Giờ.

Mấy năm qua, nhiều vùng nông thôn nước ta bắt tay xây dựng nông thôn mới sau khi nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn” ra đời. Theo chủ trương lớn này, xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng để cộng đồng dân cư  chiếm gần 80% dân số có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Tinh thần của chủ trương  phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hướng tới một xã hội công bằng, miền núi tiến kịp miền xuôi, nông dân an cư, “ly nông bất ly hương”. Trên thế giới cũng đã có nhiều ví dụ hay về phát triển nông thôn mới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Israel…

Sau một thời gian thực hiện không thể phủ nhận những kết quả của phong trào nông thôn mới, nhưng với thực tế đang diễn ra chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đang bộc lộ nhiều bất cập và hệ lụy.

Nhiều địa phương đang cố chạy theo bệnh thành tích, huy động, vắt kiện nguồn lực trong dân. Nợ đọng, nợ xấu phát sinh. Bản sắc văn hóa làng xã mai một, biến mất. Bộ tiêu chí cho nông thôn mới bộc lộ sự áp đặt, khiên cưỡng…

Rà soát, đánh giá, điều chỉnh chương trình lớn này ngay bây giờ không sẽ muộn và hệ lụy xã hội của nó sẽ không nhỏ.

MỚI - NÓNG
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
Tước hơn 3.400 giấy phép lái xe trong ngày 30/4
TPO - Chiều 30/4, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 30/4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người. Lực lượng chức năng tước hơn 3.400 giấy phép lái xe các loại do vi phạm an toàn giao thông.