Tổng thống Nga Putin và những nước cờ bí hiểm

Đột ngột 'mất tích' hơn chục ngày để cho Phương Tây tha hồ đồn đoán; đưa ra những quyết định quân sự hiểm trước dọa dẫm trừng phạt... khiến giới phân tích  một phen căng óc về những nước cờ của ông Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) xuất hiện trở lại trong ngày 16/3
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) xuất hiện trở lại trong ngày 16/3

Sự xuất hiện trở lại của ông Putin trong cuộc gặp với người đồng cấp Kyrgyzstan, ông Almazbek Atambayev tại Cung điện Constantine ở ngoại ô thành phố lớn thứ hai của Nga là St. Petersburg sau hơn 10 ngày “mất tích” đã khiến cho cả thế giới đặt câu hỏi: Putin đang chơi trò gì?

Trở lại chính trường sau hơn 10 ngày với câu nói bình thản: "Nếu không có ngồi lê đôi mách thì sẽ rất buồn chán", có vẻ như trong tay Putin đang có sẵn một kịch bản mà ở đó ông là nhân vật chính dẫn dắt câu chuyện.

Và, nếu nhìn lại các sự kiện, kể từ khi cuộc “đối đầu” giữa Putin với Phương Tây bắt đầu đến nay, có thể thấy Putin luôn là người chủ động, nắm thế thượng phong trong mọi tình huống. Ông có cách riêng để luôn gây ra những bất ngờ và thể hiện quyền lực của mình.

Chả thế mà bà Fiona Hill, sĩ quan tình báo hàng đầu của Mỹ ở Nga từ năm 2006 đến năm 2009 đã phải thốt lên: "Ông Putin đang chơi một trò chơi lâu dài. Ông ấy chơi trên nhiều mặt trận”

Còn Amanda Paul, một chuyên gia về Nga tại Trung tâm Chính sách châu Âu cho rằng, “Putin có thể qua mặt cả Mỹ và Châu Âu bởi vì ông ta biết hai đồng minh này có những hạn chế gì và sẽ khó có thể triển khai quân đội.

Putin biết, ngay cả khi Mỹ gửi vũ khí cho Ukraine thì Nga vẫn đủ mạnh để đánh bại Ukraine. Ngược lại,phương Tây không hề biết những hạn chế của ông Putin là gì. Ông ấy không bao giờ cho biết mình có những quân cờ gì trong tay và chúng ta luôn phải đoán”.

Thực ra, rất khó đoán về những “kịch bản” mà Tổng thống Putin đã và sẽ thực hiện trong cuộc đối đầu với Phương Tây. Tuy nhiên, có một điều rất dễ nhận thấy là kinh tế Nga chịu ảnh hưởng khá lớn từ cuộc đối đầu này. Các chuyên gia kinh tế dự báo GDP của Nga trong năm 2015 có thể giảm đến 4% và thâm hụt ngân sách tương đương hơn 3% GDP.

Cho dù ở thời điểm này, nền kinh tế Nga đã thoát khỏi một cuộc khủng hoảng, nhưng rõ ràng kinh tế Nga vẫn đangrất khó khăn, sự hồi phục chắc chắn sẽ chỉ có thể bằng chính nội lực của nước Nga, ít nhất là tới thời điểm này.

Việc mấy tháng trước, ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất lên 17% nhằm ngăn chặn lạm phát và đà mất giá của đồng Ruble được xem là một hành động hợp lý để thoát khỏi khủng hoảng, nhưng hậu quả là đã gây không ít khó khăn cho DN khi tiếp cận vốn. Theo giới phân tích, điều mà điện Kremlin cần làm lúc này là giảm áp lực lãi suất về ít nhất là gần sát mốc 10,5% mới có thể giúp kinh tế, DN Nga hồi phục.

Trong khi đó ở mặt trận quân sự, Tổng thống Putin mới đây đã lệnh cho hải quân tập trận với 56 tàu chiến và 38.000 binh lính tham gia. Đồng thời, Nga cũng đang tiến hành hàng loạt các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật trải dài từ miền nam, phía tây cho đến tận khu vực Viễn Đông nước này. Giữa tuần trước, tất cả ba hạm đội Biển Bắc, Biển Đen và Biển Baltic cũng đồng loạt tập trận với các khoa mục đa dạng từ tấn công đối hạm, phòng không cho đến đổ bộ đánh chiếm mục tiêu trên bộ.

Theo giới phân tích, đây được xem là hành động “nắn gân” của Nga với Phương Tây khi hải quân NATO tập trận trên biển Baltic cũng như tập trận song phương giữa Mỹ và Bulgaria trong bối cảnh tình hình giữa Nga và Phương Tây vẫn tiếp tục căng thẳng.

Rõ ràng, với hàng loạt động thái cả về kinh tế, chính trị, quân sự liên tục được điều chỉnh và ngay cả sự “mất tích” để thế giới tha hồ đồn đoán, rồi lại bất ngờ xuất hiện trở lại đã cho thấy một Putin đầy quyền lực và luôn dẫn dắt trong mọi cuộc chơi trên bàn cờ chính trị.

Và dường như thông qua tất cả các động thái đó, ông Putin có vẻ như chỉ muốn gửi thông điệp tới Phương Tây đừng có vượt qua lằn ranh an toàn Nga đã vạch, cũng như chớ dại gạt Nga ra rìa khi ai đó tự ý sắp đặt vận mệnh một khu vực Nga luôn coi là “sân sau”.

Giới phân tích thừa nhận, thật khó đoán Putin sẽ có những động thái gì tiếp theo và khi nào thì trò chơi sẽ “Game over”?.

Theo Theo dddn.com.vn
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.