Tôi đi học cách kiếm tiền cho báo điện tử tại Google

0:00 / 0:00
0:00
Tác giả (ngoài cùng bên trái) tại trụ sở Google ở Hamburg, CHLB Đức
Tác giả (ngoài cùng bên trái) tại trụ sở Google ở Hamburg, CHLB Đức
TP - Năm 2004, tôi là lứa phóng viên đầu tiên trúng tuyển vào làm việc tại Tiền Phong điện tử (Tienphong Online) khi CMS (Phần mềm quản lý nội dung) của Tienphong Online vừa mới được ra mắt để chuẩn bị cho ngày chính thức vận hành website tienphong.vn từ ngày 9/1/2005.

Khi đó, Tiền Phong là một trong số ít những tờ báo ở Việt Nam có phiên bản điện tử (chúng ta vẫn gọi nôm na là “báo mạng”). Khi đó để vận hành Tienphong Online vỏn vẹn 7 thành viên ban đầu (F1) gồm 5 phóng viên, 1 họa sỹ thiết kế và 1 trưởng ban.

Từ việc quen viết một bài báo dài lê thê hàng ngàn chữ, lúc đó, chúng tôi phải luyện viết tin bài sao cho thật ngắn, gọn, hấp dẫn (từ 500- 800 chữ), cho phù hợp với tiêu chí của bạn đọc online.

Thời gian đó, Bộ Ngoại giao Đức hàng năm có đài thọ một số khóa học báo chí ngắn hạn cho các nhà báo quốc tế, trong đó có Việt Nam. Sau một vòng sát hạch hồ sơ gắt gao, trải qua vòng phỏng vấn tiếng Anh, tôi may mắn là một trong số 3 phóng viên Việt Nam trúng tuyển khóa học “Multimedia and Online Journalism” (Phương pháp làm báo điện tử và đa phương tiện) tại Đức. Trước khi lên đường sang Đức, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Nam, lãnh đạo phụ trách Tiền Phong Online lúc đó dặn dò tôi cố gắng học hỏi cách làm báo của bạn để trở về truyền lại kinh nghiệm cho mọi người trong ban.

Tôi đi học cách kiếm tiền cho báo điện tử tại Google ảnh 1

Tác giả chụp ảnh lưu niệm với Giám đốc Marketing của Google tại Đức

Tầm sư học “kiếm tiền”

Lớp học báo chí của tôi ở Đức có 15 phóng viên đến từ 7 quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Ghana, Zimbabwe, Moldova, Uzebikistan, Latvia. Ngoài thời gian học trên lớp, chúng tôi có 1 tháng học thực tế, tức là được tới thăm các tòa soạn báo trên khắp nước Đức, trong đó thành phố cảng Hamburg ở miền Bắc nước Đức, nơi quy tụ các trụ sở chính của nhiều tòa soạn báo lớn trong và ngoài nước Đức. Thời đó, AOL (American Online) là tờ báo điện tử đình đám của Mỹ và tổng hành dinh của Google tại châu Âu... cũng có trụ sở tại Hamburg. Lớp báo chí của tôi được sắp xếp tới thăm và làm việc với những đơn vị này.

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết năm 2019 và 2020, số thuế nộp khoảng 1.000 tỷ đồng là số thuế thu được của các cá nhân mà Google, YouTube, Facebook… trả cho cá nhân qua hoạt động quảng cáo.

Khi tới thăm các tòa soạn, chúng tôi đặt ra nhiều câu hỏi với những người đại diện các tòa soạn báo Đức như tờ Der Spiegel, đài truyền hình Đức Deusche Welle... Bên cạnh các câu hỏi về phương pháp làm báo, nữ phóng viên Lyudmila của Uzbekistan luôn trung thành với câu hỏi “Tố chất nào quan trọng nhất đối với người làm báo?”, còn tôi tranh thủ hỏi thêm kinh nghiệm kiếm tiền cho báo điện tử. Lãnh đạo các tờ báo lớn ở Đức đón tiếp chúng tôi và vui vẻ trả lời câu hỏi, kể cả những câu hỏi mới lạ của tôi về cách họ kiếm tiền như thế nào. Các bạn trong lớp lúc đầu có vẻ ngỡ ngàng với câu hỏi của tôi, nhưng rồi lại thích thú. Cứ đến phần “Hỏi Đáp” tại các tòa soạn báo, họ lại nhấm nháy nhắc tôi: “How to make money”(Làm thế nào để kiếm tiền) kìa”.

Ấn tượng với tổng hành dinh Google

Tổng hành dinh của Google tại châu Âu được đặt ở Hamburg rộng thênh thang. Các phòng làm việc của Google khá rộng, cũng chia thành từng ô làm việc như các tòa soạn báo ở Việt Nam, nhưng tôi ấn tượng hơn cả là phòng giải trí cho nhân viên Google. Ở đây, có bàn chơi bi lắc, máy tập chạy, có ghế sofa sặc sỡ với những chiếc gối ôm xinh xinh có in logo Google, có tủ lạnh với hoa quả và đồ ăn nhẹ... Nhân viên Google có thể vào đó thư giãn bất cứ lúc nào nếu thấy mệt mỏi và căng thẳng. Có vẻ như, Google coi trọng hiệu quả công việc hơn cả. Làm việc ở một công ty lớn như vậy, hẳn sức ép công việc rất nhiều, nhưng tôi thấy nhân viên của Google luôn tươi cười.

Là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, Google được coi là một trong bốn tập đoàn công nghệ lớn nhất của Mỹ (Big Four) cùng với Amazon, Apple và Facebook. Năm 2003, Google đã ra mắt Google AdSense, tính năng kiếm tiền online. Các website hay thậm chí là cả blog có thể đăng ký vào chương trình này để đăng các quảng cáo dưới dạng văn bản, hình ảnh và mới đây là cả video trên trang web của mình. Những mẩu quảng cáo này được điều phối bởi Google và tạo ra lợi nhuận trên nguyên tắc tính tiền cho mỗi cú nhấp chuột. Google hiện nay đang thử nghiệm beta cho dịch vụ dựa trên tính tiền cho mỗi hành động.

Có lẽ, Google tại Hamburg đúng là nơi mà tôi mong chờ tìm được lời giải cho câu hỏi về cách kiếm tiền cho báo điện tử nhất. Sau khi nghe giới thiệu mô hình hoạt động của Google, trong đó có Google AdSense, tôi đã đặt câu hỏi cụ thể hơn về cách kiếm tiền trên Google. Giám đốc marketing của Google nhiệt tình đưa cho tôi tấm danh thiếp của anh, trong đó có số điện thoại và email và dặn tôi cần gì cứ liên lạc với anh, anh sẽ cố gắng giải đáp hết.

Thời đó, việc xuất hiện các banner quảng cáo trên báo điện tử chưa phổ biến như bây giờ, mà chỉ đơn thuần là nội dung tin tức. 16 năm trôi qua, giờ Google AdSense đã trở thành công cụ kiếm tiền của nhiều cá nhân, chứ không chỉ các báo điện tử. Nhiều năm trở lại đây, Tiền Phong Online đã được Google trả tiền quảng cáo hàng tháng.

Hiện nay có cá nhân chủ động nộp hơn 23 tỷ đồng tiền thuế từ sáng tác các phần mềm được các ứng dụng Google Play và App Store đăng tải. Theo Cục Thuế Hà Nội, việc viết các ứng dụng, trò chơi và hưởng thu nhập từ quảng cáo qua các trang mạng xã hội (Facebook, YouTube…) là hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của giới trẻ tại Hà Nội.

MỚI - NÓNG