Tốc độ tính nhẩm phi thường của một sinh viên Pháp

Tốc độ tính nhẩm phi thường của một sinh viên Pháp
TP - Nhà toán học trẻ người Pháp Alexis Lemaire, 27 tuổi, mới đây đã phá kỷ lục thế giới về tốc độ tính nhẩm khi anh tính được căn bậc 13 của một dãy số gồm 200 chữ số chỉ vẻn vẹn trong vòng 70,2 giây.
Tốc độ tính nhẩm phi thường của một sinh viên Pháp ảnh 1
Alexis Lemaire

Đáng chú ý là kỷ lục thế giới trước đây cũng thuộc về chính anh. Kinh nghiệm sống đã tỏ ra có lợi cho anh - 2 năm trước đây, khi cũng lấy căn bậc 13 của một dãy số gồm 200 chữ số, anh tính nhẩm chậm hơn một chút, mất 72,4 giây.

Kỷ lục phi thường của Alexis Lemaire được ghi nhận vào hôm 12 tháng 12 vừa qua tại Viện Bảo tàng khoa học Anh. Dãy số mà anh phải lấy căn bằng cách tính nhẩm được máy vi tính đưa ra một cách hú họa.

Theo lời kể lại của bà Jane Wess, trưởng phân ban toán học của Viện Bảo tàng Anh và cũng là người trực tiếp chứng kiến sự kiện đặc biệt đó, khi Alexis Lemaire vừa ngồi xuống bắt đầu tính toán thì tất cả những người có mặt trong phòng đều tuyệt đối im lặng gần như nín thở.

Và khi Lemaire đột nhiên rành rọt đọc kết quả - 2,407,899,893,032,210 - thì ai cũng hiểu anh đã giải quyết được thành công nhiệm vụ đặt ra.

Bà Jane Wess nhận xét: “Rõ ràng chúng ta đã được chứng kiến một bài toán phức tạp nhất được thực hiện bằng cách tính nhẩm. Alexis Lemaire quả thật có một trí nhớ phi thường và hơn nữa, anh suốt đời tập luyện các phép tính. Quan sát anh tính toán thật hết sức thú vị. Chỉ rất ít người có được năng lực kỳ diệu như anh”. 

Alexis Lemaire được các nhà báo đặt cho nhiều biệt hiệu - nào là “Người máy tính”, nào là “Lực sĩ toán học” (“Mathlet” viết tắt từ 2 chữ “mathematique” và “athlete”) và những kỷ lục của anh đã từ lâu được đưa vào cuốn “Guinnesse”.

Hiện nay Lemaire vẫn còn là sinh viên, anh đang theo học trường đại học thành phố Rames ở miền Bắc nước Pháp. Anh cho biết anh bắt đầu những kỷ lục tính nhẩm của anh từ việc tập lấy căn bậc 13 của một dãy số có 100 chữ số bất kỳ.

Nhưng vào năm 2004, sau khi đã giải được những bài toán như vậy trong vòng 4 giây, anh quyết định chuyển lên một cấp độ tính nhẩm cao hơn. Ngày nào anh cũng miệt mài luyện tập với các dãy số có 200 chữ số.

Anh cho biết vào những lúc ấy anh cảm thấy vô cùng thích thú. Anh nói: “Tôi hết sức sung sướng vì có thể thường xuyên hoàn thiện những khả năng của tôi. Nhất là trước kia chưa một ai làm được như vậy”. 

Hiện nay trên thế giới còn một người nữa cũng có khả năng tính nhẩm phi thường tuy không được bằng Alexis Lemaire - đó là nhà toán học Áo gốc Đức Gert Mittring, 41 tuổi. Kỷ lục mà Gert Mittring đạt được vào năm 2004 là lấy căn bậc 13 của một dãy số có 100 chữ số trong vòng 11,8 giây.

Cũng cần nhắc đến một trong những người trước đây đã từng giữ kỷ lục về tốc độ tính nhẩm - đó là người Hà Lan nay đã qua đời tên là Willem Klein. Thời gian đầu, ông tham gia các đoàn xiếc.

Từ cuối những năm 50 cho đến giữa những năm 70 thế kỷ trước, ông làm việc trong một trung tâm máy tính với tư cách “chiếc máy tính sống” và “nhà lập trình kiêm chuyên gia phân tích số”.

Theo đơn đặt hàng của các nhà vật lý, ông thực hiện những phép tính nhẩm phức tạp và khi máy vi tính trở nên phổ biến thì ông bắt đầu hỗ trợ cho việc lập trình.

Vũ Việt   
Theo Báo chí Nga

MỚI - NÓNG
Nắng nóng gay gắt còn tiếp diễn ở miền Bắc, miền Trung trong các tháng tớiẢnh: Như Ý
Nắng nóng gay gắt sắp tái diễn
TP - Từ nay đến hết tháng 5, miền Bắc và miền Trung có thể đón 2 đợt nắng nóng gay gắt, nhiều nơi có khả năng xuất hiện nắng nóng đặc biệt gay gắt với mức độ khốc liệt tương đương đợt nắng nóng cuối tháng 4.
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.