Tình nguyện lên non

Dạy chữ cho bà con vùng cao Ảnh: H.L
Dạy chữ cho bà con vùng cao Ảnh: H.L
TP - Ngày càng có nhiều bạn trẻ tình nguyện lên vùng núi cao dạy chữ, tuyên truyền pháp luật và phổ biến kiến thức cho đồng bào dân tộc.

>> Từ ‘con nghiện’ game đến thủ lĩnh tình nguyện

Dạy chữ cho bà con vùng cao Ảnh: H.L
Dạy chữ cho bà con vùng cao. Ảnh: H.L.

Từ năm 2006 đến nay, đồng bào các dân tộc khắp huyện Mường Lát (Thanh Hoá) đã quen với màu áo xanh tình nguyện của trí thức trẻ (TTT) tình nguyện thuộc Đoàn Kinh tế quốc phòng 5 (Quân khu 4). Đội sản xuất số 1 đóng tại bản Đoàn Kết (xã Tén Tằn) tháng 9- 2010, tiếp nhận đợt mới gồm 3 TTT đều đã tốt nghiệp ĐH, CĐ về dạy học và giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội.

Trực tiếp đứng lớp dạy xóa mù chữ và tái mù chữ cho đồng bào dân tộc Khơ Mú ở bản Đoàn Kết, bạn Trần Thị Thủy và Hà Thị Điềm tâm sự: "Đồng bào tích cực đến lớp. Chúng tôi đã trực tiếp dạy chương trình từ lớp 1 đến lớp 3 cho 74 người ở độ tuổi từ 20 đến 35". Bạn Trần Văn Liêm đã vượt gần 300 km lên bản Đoàn Kết truyền đạt kiến thức về chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng các loại lúa ngô giống mới, năng suất cao.

Thượng tá Thiều Ngọc Vy, Phó chính ủy Đoàn Kinh tế quốc phòng 5, cho biết đoàn hiện có 19 TTT được T.Ư Đoàn và Bộ Quốc phòng tăng cường về. Theo Thượng tá Thiều Ngọc Vy, hầu hết các bạn trẻ nhanh chóng bắt nhịp với công việc, nhiệt tình, trách nhiệm cao. Nhiều TTT bày tỏ nguyện vọng được công tác, cống hiến lâu dài tại địa phương.

Không được hưởng các chế độ ưu đãi như TTT, nhưng các bạn trẻ là trợ giúp viên, cộng tác viên pháp lý của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) tỉnh Bình Định đang ngày đêm cống hiến sức mình tại những vùng sâu xa nhất ở xã An Trung, An Quang, An Toàn (huyện An Lão) và sắp tới sẽ mở rộng địa bàn. Những thôn bản họ đến hầu như chưa có tên, chỉ được đánh theo số thứ tự.

Tại thôn 2, 3 và 4 của xã An Quang, những buổi tư vấn về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Đất đai… luôn được đông đảo bà con người Ba Na, H'rê đến lắng nghe.

Ông Đinh Văn Dét, cựu chiến binh xã An Trung, nói:"Cánh đàn ông bị các bà xã dọa, nếu uống rượu về nhà gây chuyện sẽ báo lên chính quyền để họ trừng trị"."Trai bản như em sẽ lấy vợ muộn hơn, sinh ít con hơn sau những buổi gặp gỡ này", Đinh Văn Khuya, 16 tuổi, ở xã An Quang, cho biết.

Ngoài việc dùng phương pháp lưu động để tuyên truyền luật pháp, đoàn TGPL còn tư vấn cả kiến thức nông nghiệp, giáo dục lối sống cho lớp trẻ ở các bản làng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG