Theo lực lượng hải quân Úc, nước này hiện có 6 tàu quét mìn với tổng trị giá 1,2 tỷ USD, dự kiến sẽ phục vụ tới đầu thế kỷ tới. Hai trong số đó chưa từng rời khỏi căn cứ cứ hải quân Watson ở Sydney trong 7 năm qua. Đây đều là tàu quét mìn thuộc lớp Huon có chiều dài 52m, được trang bị Sonar phù hợp cho nhiều độ sâu phát hiện được thủy lôi xa hơn 1km và được thiết kế thân vỏ đặc biệt có khả năng chịu lực va đập mạnh.
Greg Mapsson, một trong những sỹ quan công binh giàu kinh nghiệm nhất của Úc, đã chỉ trích kế hoạch bán rẻ tàu quét mìn rằng, Hải quân nước này “còn yếu trong nhiều lĩnh vực” và mặc dù kế hoạch “Hải dương 1778” nhằm phát triển trang bị quét và rải mìn rất có tiềm năng, song đã “quá muộn”.
Mapsson cho rằng Hải quân Úc thiếu tàu chiến có tốc độ và kích thước phù hợp để đưa hệ thống rà phá thủy lôi vào khu vực tác chiến một cách an toàn.
“Ban đầu kế hoạch Hải dương 1778 bao gồm triển khai một tàu chi viện, song sau đó đã chuyển thành tàu tuần dương. Nhiều nhất 14 tàu tuần dương gần bờ sẽ được triển khai từ năm 2019”, một số người cho rằng tàu tuần dương gần bờ có thể hỗ trợ cho hoạt động chống thủy lôi, song điều này là không thể bởi lớp thân vỏ mỏng manh của những tàu chiến này, Mapsson cho biết.
Ông cũng cảnh báo rằng, huấn luyện và diễn tập rà phá thủy lôi chỉ được tổ chức ở vịnh Jervis nhằm cắt giảm chi phí sẽ khiến lực lượng này thiếu thực tiễn. Hoạt động rà phá thủy lôi ở các cảng biển quan trọng miền bắc nước Úc phải đối diện nhiều thử thách hơn bởi nhiệt độ cao, sóng lớn ảnh hưởng tới hiệu suất sóng siêu âm, đáy biển nhiều bùn cũng ảnh hưởng tới công tác rà phá.
Bộ quốc phòng Úc đã phản bác những luận điểm của Mapsson và cho biết Hải quân nước này đang trong quá trình hiện đại hóa và sẽ được đầu tư nhiều công nghệ mới.