TPO - Vào 11h hôm nay 22/3, lễ an táng cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã được tổ chức trang trọng tại quê nhà ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Rất nhiều người dân đất thép nghẹn ngào tiễn biệt bác Sáu Khải về lòng đất mẹ.
TP - Trong những ngày này, khi đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế và lực ngày càng vững mạnh, uy tín và vị thế quốc tế không ngừng được nâng cao, chúng ta càng nhận thấy sự đóng góp, công lao to lớn của những thế hệ đi trước, trong đó có nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, anh Sáu Khải kính mến - một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, có tư tưởng đổi mới sâu sắc, toàn diện.
TP - Tháng 9 năm 2001, tôi được tham gia trong nhóm báo chí tháp tùng chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Nga của Thủ tướng Phan Văn Khải. Như thường lệ các chuyến thăm khác, trên chặng bay dằng dặc xuyên các châu lục hoặc đại dương, Thủ tướng Phan Văn Khải có động tác rời khoang hạng nhất của chuyên cơ xuống trò chuyện với các doanh nhân và nhóm báo chí tháp tùng.
TP - Ngày 20/3, các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhiều người dân từ các nơi đã đến Hội trường Thống Nhất, quận 1, TPHCM tiễn biệt cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Những dòng ký ức về vị Thủ tướng tâm huyết, trách nhiệm, người con ưu tú của dân tộc được chia sẻ xúc động trên cuốn sổ tang.
Quãng đường gần 300 km ngồi xe đò đối với người phụ nữ 81 tuổi rất mỏi mệt, nhưng bà tả là "đáng lắm, mệt nữa cũng đáng", vì đây là cơ hội cuối để bà nói lời chào ông Sáu Khải.
“Cố Thủ tướng Phan Văn Khải là người thực bụng và thực làm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Anh luôn nói thật, làm thật” – GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
Sáng 20/3, cờ rủ được kéo lên tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) với dải băng đen buộc ngang. Quốc tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải diễn ra trong 2 ngày.
Để tổ chức phục vụ tang lễ nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, từ 20-22/3, Sở Giao thông vận tải TPHCM thông báo các phương tiện hạn chế lưu thông trên một số tuyến đường xung quanh Hội trường Thống Nhất.
LTS: Những năm tháng cuối đời sống ở quê nhà (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh), nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn dành thời gian, công sức, tâm huyết đóng góp vì sự phát triển của TP Hồ Chí Minh.
Cựu đại sứ Nguyễn Tâm Chiến chia sẻ những câu chuyện "hậu trường" chuyến thăm Mỹ 2005 của Thủ tướng Phan Văn Khải, lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đến Nhà Trắng sau chiến tranh.
Thủ tướng Phan Văn Khải đã chọn phương án thận trọng bởi vì nếu có sơ sẩy, thiệt hại cho quốc gia sẽ lớn hơn rất nhiều so với thiệt hại về hình ảnh cá nhân mình.
Trong cảm nhận của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là một nhà lãnh đạo đầy tâm huyết với lợi ích của đất nước và của người dân, luôn luôn làm việc hết mình, hết sức cần cù, chỉn chu, bình tĩnh, tỉnh táo, không ồn ào, phô trương.
TPO - Đình Tân Thông, nơi được nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ủng hộ xây dựng khang trang từ nền đất cũ, cũng là nơi ông thường uống trà, đàm đạo với các bô lão trong làng vào mỗi sáng sớm. Hôm nay, các bô lão cũng ngồi uống trà nhưng đã thiếu vắng "anh Hai Khải"...
TPO - Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được người dân huyện Củ Chi, TPHCM gọi với cái tên thân thương "Hai Khải" bởi bình thường ông sống chan hòa, bình dị, gần gũi với người dân và thường xuyên có những đóng góp to lớn cho các hoạt động cộng đồng như giúp đỡ người nghèo, xây trường học, Đình làng, miếu thờ...nơi quê nhà.
TPO - Hệt cái nắng cuối thu đầu đông bên nhà, đại lộ Pensylvania ngập tràn thứ ánh vàng rực rỡ. Vậy nên thời gian phải dừng lâu lâu trước cổng Nhà Trắng số 1600 để làm các thủ tục an ninh đâm ra có lý?
TPO - Kết thúc bữa sáng ngày 19/6/2005, phải gọi là tiệc sáng kiêm làm việc giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Nhóm lãnh đạo doanh nghiệp APEC của Mỹ diễn ra tại khách sạn Fairmont Olympic, cánh báo chí chúng tôi được báo cùng đi với Thủ tướng tới tham quan công ty Microsoft!