TP - Từ đầu tuần đến nay, tỷ giá VND/USD tăng giảm trái chiều, thậm chí, có thời điểm, tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước lên trên 24.000 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước khẳng định sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, thực hiện can thiệp thị trường linh hoạt nhằm giữ ổn định thị trường ngoại tệ.
TP - Kể từ đầu năm 2023 tới nay, biến động liên tiếp trên thị trường tài chính đã góp phần giúp nhà đầu tư vàng lãi khoảng 3 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn tròn trơn và lãi khoảng 1 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC. Trong khi đó, tỷ giá VND/USD khá trầm lắng.
TP - Sau nhiều năm liên tiếp tăng, từ đầu năm tới nay, nhu cầu đầu tư vàng của người Việt chững lại. Hội đồng vàng Thế giới cho biết, quý 1/2023, nhu cầu vàng tại Việt Nam giảm mạnh, về mức 17 tấn. Vàng trở thành nơi trú ẩn an toàn thay vì thị trường đầu tư như trước kia.
TP - Sự đổ vỡ của ngân hàng Mỹ đã khiến thị trường vàng trải qua tuần giao dịch "dậy sóng". Giá vàng thế giới tăng vọt gần 2.000 USD/ounce, kéo theo vàng miếng SJC trong nước lên gần 68 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng tăng vọt lên gần 57 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng nhanh chóng hạ nhiệt, nhà đầu tư lướt sóng trước nguy cơ lỗ nặng.
TPO - Ngân hàng Nhà nước sẽ nghiên cứu thấu đáo và đề ra lộ trình sửa Nghị định 24 cho phù hợp nhằm đạt mục tiêu lớn (chống vàng hóa nền kinh tế) và đảm bảo nhu cầu thị trường về vàng miếng, vàng vật chất và vàng trang sức.
TPO - Sau khi bất ngờ lao dốc, giá vàng trong nước nhanh chóng tăng trở lại, hướng sát mốc 70 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, các chuyên gia nhận định, tuần tới giá vàng có thể tiếp đà tăng.
TPO - Sau khi đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử, giá vàng liên tiếp lao dốc. Kể từ phiên giao dịch đầu tuần đến ngày 18/3, giá vàng trong nước giảm 950.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, giá vàng trong nước vẫn cao hơn vàng thế giới khoảng 15,4 triệu đồng/lượng.
TP - Sau nhiều năm êm ả kể từ khi Nghị định 12 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, thị trường vàng vừa có cú nhào lộn trong 2 tuần qua. Chỉ trong vài ngày, giá vàng liên tục lập đỉnh mới, cao nhất lịch sử với 74,4 triệu đồng/lượng. Sau đó, lập tức lao dốc, khiến nhiều nhà đầu tư ngậm trái đắng. Còn nhà điều hành vẫn chưa lên tiếng.
TP - Thị trường vàng đang rơi vào cơn "sốt" giá, khi liên tiếp xô đổ các kỷ lục đã lập trước đó để leo lên đỉnh 74,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước hiện đã cao hơn giá vàng thế giới gần 20 triệu đồng/lượng, đặt ra nghi vấn doanh nghiệp lợi dụng tăng giá để bắt tay nâng tiếp giá vàng?
TP - Nguy cơ lạm phát trên toàn cầu và giao tranh Nga - Ukraine đã khiến giá vàng tăng “dựng đứng”. Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2022, giá vàng tăng gần 8%, khiến nhà đầu tư lãi khoảng 4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, sự tăng trưởng nóng của thị trường vàng chỉ là cục bộ, cần cẩn trọng.
TP - Giá vàng đã tăng liên tục gấp rưỡi lần từ tháng 8/2019 đến nay với mức từ 42 triệu đồng/ lượng tăng lên hơn 65 triệu đồng/ lượng (tăng 54,76%). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro, vậy nên xác định vàng là kênh đầu tư ngắn hay dài hạn?
TPO - Căng thẳng Nga - Ukraine dồn dập leo thang tác động mạnh đến thị trường vàng, tiền điện tử, chứng khoán. Nhu cầu trú ẩn an toàn thúc đẩy giá vàng thế giới, trong nước tăng vọt, trong khi các tài sản rủi ro hơn như tiền điện tử, chứng khoán bị bán tháo mạnh
TP - Bất chấp biến động khó lường của thị trường và dịch bệnh COVID -19 vẫn nóng, khảo sát tại các hệ thống kinh doanh, lượng giao dịch những ngày cận kề dịp Thần Tài ghi nhận khởi sắc rõ rệt. Tại phố vàng Trần Nhân Tông (Hà Nội), ngày 9/2, nhiều cửa hàng đông nghẹt khách.
TP - Những phiên giao dịch đầu năm mới, giá vàng trong nước, thế giới tiếp tục giằng co, và có tín hiệu tăng nhanh khi dịch COVID-19, biến thể mới Omicron bùng phát ở nhiều quốc gia. Liệu kim loại quý này có “lấp lánh” trở lại trong năm 2022, khi vừa trải qua năm giảm giá mạnh nhất kể từ 2015.
TP - Từ đầu năm đến nay, vàng SJC đã tăng giá hơn 10%, hiện giao dịch ở mức 60 - 61 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Tuy nhiên, đây không phải mức giá cao nhất của vàng SJC trong năm 2021. Giữa tháng 11/2021, giá vàng SJC từng vượt 62 triệu đồng/lượng, lên cao nhất mọi thời đại. Giá vàng SJC tăng cao, ngược chiều với giá thế giới, khiến chênh lệch trong nước - quốc tế ngày càng lớn, đỉnh điểm lên hơn 12 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch quá lớn này gây thiệt thòi cho người mua vàng.
TP - Ghi nhận tại các hệ thống kinh doanh, giá vàng liên tiếp tăng trong tuần qua, và vàng miếng SJC đã vượt ngưỡng 58 triệu đồng/ lượng. Đây là mức cao nhất trong hơn 1 năm qua. Dự báo công bố dữ liệu lạm phát Mỹ tăng làm đà tăng giá của vàng còn tiếp tục.
TP - Gần một tháng trở lại đây, giá vàng liên tục tăng, thậm chí đã lên mức cao nhất trong 10 tháng qua và chưa có dấu hiệu sụt giảm. Nguyên nhân nào khiến thị trường vàng nóng? Do đồng tiền kỹ thuật số (tiền ảo) lao dốc, lãi suất USD giảm liên tiếp hay e ngại về nền kinh tế Mỹ, châu Âu chưa thể phục hồi?
TP - Sau khi vàng giảm giá liên tiếp kể từ đầu năm 2021, phiên giao dịch gần đây, giá vàng “sốt” trở lại. Giá vàng trong nước vượt mốc 56 triệu đồng/lượng - mức cao nhất kể từ cuối năm 2020.
TP - Chỉ trong vòng một tuần trở lại đây, giá vàng thế giới liên tục có những phiên lao dốc mạnh. Trước sự trỗi dậy của đồng USD, sau khi bị xuyên thủng ngưỡng 1.700 USD/ounce, vàng đứng trước mức giá thấp nhất 9 tháng qua. Người mua vàng trong nước từ đầu năm đến nay lỗ nặng.
TPO - Phiên giao dịch cuối cùng của năm Canh Tý, trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, giá vàng trong nước và thế giới tăng mạnh. Trong khi đó, giá USD lao dốc, giảm sâu nhất kể từ đầu năm tới nay.
TP - Kinh tế năm 2021 được dự báo vẫn tiếp tục khó khăn, nhưng kênh đầu tư truyền thống như vàng được kỳ vọng mang lại lợi nhuận “khủng” cho nhà đầu tư. Dù vậy, với việc quản chặt thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước, dự báo, kênh đầu tư này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
TP - Chỉ hơn 1 tuần, giá vàng rơi vào “vòng xoáy” lên đỉnh cao vút rồi lao dốc không phanh. Người dân lúc này lập tức rơi vào hai thái cực: một số vui mừng hỉ hả vì đã bán lúc giá cao, ngược lại, cũng người khóc hết nước mắt vì trong phút chốc bay hàng chục, thậm chí cả trăm triệu.
TP - Giá vàng trong nước ngày 23/7 liên tục “nhảy múa”, tiến sát mốc 55 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong lịch sử. Thị trường tái diễn cảnh xếp hàng bán vàng chốt lời, còn chuyên gia cảnh báo rủi ro khi mua vàng lúc giá cao. Có người vác cả bao tải tiền đến “ôm” cả trăm lượng.
TP - Giá vàng miếng trong nước chứng kiến ngày tăng giá kỷ lục. Thị trường vàng sôi sục, liên tục tăng giá phi mã, tăng gần 4 triệu đồng/lượng trong một phiên giao dịch. Đỉnh điểm, giá vàng đạt gần 50 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia đánh giá, giá vàng sốt ảo, người dân cẩn trọng, tránh đổ xô mua vàng lướt sóng.
TP - Giá vàng đã lập đỉnh cao nhất trong 10 năm qua, với mức trên 45 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, không còn cảnh đổ xô đi mua vàng. Người dân và giới đầu tư dường như không mặn mà với vàng như trước. Trong khi đó, thị trường tiền ảo có dấu hiệu sôi động trở lại.