Thành công của TPP là công thức giúp Mỹ cải thiện NAFTA

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
TPO - Tổng thống Donald Trump được cho là đã hủy Thỏa thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bởi cam kết bảo vệ người lao động Mỹ theo “những thỏa thuận thương mại tồi tệ” của Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sửa đổi.

Trước đó, Tổng thống Trump từng đe dọa hủy các thoả thuận NAFTA năm 1994, nhưng cuối cùng đã quyết định nối lại đàm phán với Mexico và Canada vào giữa tháng 8/2017.

Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer sẽ trình bày trước Quốc hội những mục tiêu cho các cuộc đàm phán NAFTA vào thứ Hai tuần sau.

Một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên, cho biết Lighthizer sẽ phác thảo các kế hoạch để cập nhật NAFTA hơn là tìm kiếm một cuộc cải tổ lớn của thỏa thuận. Chính quyền Mỹ hy vọng sẽ hoàn thành các cuộc đàm phán NAFTA vào cuối năm nay.

Mặc dù cho đến nay, chính quyền của Trump cũng chỉ đưa ra được một vài chi tiết cụ thể, ngoài việc thể hiện mong muốn làm mới hiệp ước này để làm lợi cho ngành thương mại số từ hồi còn đang ở giai đoạn sơ khai đầu những năm 1990 và giải quyết các vấn đề mâu thuẫn về lao động, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu nhà nước Doanh nghiệp.

Kể từ khi các khu vực kinh tế này đạt thỏa thuận trong các vòng đàm phán TPP dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama với sự đồng thuận của Canada và Mexico, theo các quan chức Mỹ, TPP đã cung cấp một khuôn mẫu hữu ích có thể giúp đẩy nhanh đàm phán NAFTA.

Tuy nhiên, những quan chức này cảnh báo rằng vẫn không có quyết định cuối cùng nào được thỏa thuận trong việc sử dụng ngôn ngữ chung TPP.

TPP yêu cầu các thành viên, ví dụ, để cho phép các công đoàn độc lập, đặt giờ làm việc và các tiêu chuẩn an toàn và ngăn cản lao động cưỡng bức và đã đặt ra các tiêu chuẩn môi trường cao hơn bất kỳ thỏa thuận thương mại nào khác của Mỹ trước đó.

Thêm thỏa thuận đầy tham vọng

Các nhà lập pháp từ trung tâm công nghiệp Mỹ đặc biệt muốn nhìn thấy các tiêu chuẩn lao động có hiệu lực, mà những tiêu chuẩn này có thể làm tăng mức lương thường xuyên thấp của Mexico, nơi đổ lỗi cho sự di cư về phía nam biên giới của các nhà máy Mỹ.

Một nhà điều hành kinh doanh đã nghiên cứa rất nhiều về các cuộc thảo luận của NAFTA cho biết: “Rất nhiều cuộc đàm phán chỉ để được diễn ra trong căn phòng kín”.

Một số nhà lập pháp muốn có một thỏa thuận đầy tham vọng hơn TPP.

“Donald Trump hứa hẹn sẽ có một thỏa thuận tốt hơn TPP và người Mỹ sẽ trở nên thất vọng nếu ông không theo dõi sát sao đàm phán NAFTA”, theo Thượng nghị sĩ Ron Wyden của Bang Oregon, người đứng đầu đảng Dân chủ về Ủy ban Tài chính của Thượng viện và là một người có tiếng nói ảnh hưởng về các vấn đề thương mại.

Canada và Mexico nên đồng ý với những đề xuất của Mỹ về thương mại điện tử và môi trường, những vấn đề đã bị đánh chìm trong văn bản TPP cuối cùng, Wyden nói với Reuters.

"Đây là cơ hội để viết lại NAFTA một lần trong đời, Trump không thể lãng phí cơ hội này."

Yêu cầu của chính quyền Trump trong các cuộc đàm phán có thể có ý nghĩa sâu rộng đối với tình hình các quan hệ thương mại của Mỹ trên toàn cầu, như với Trung Quốc nhằm tiến hành xâm nhập thị trường Mexico và như với Canada nếu Mỹ có dấu hiệu kinh tế bị kéo tụt lùi.

Một lĩnh vực cần xem là nguyên tắc bản lề quyết định liệu có bao nhiêu khu vực có với những sản phẩm nào được miễn thuế. Bộ trưởng thương mại Mỹ, Wilbur Ross thường xuyên nói NAFTA cần thắt chặt các quy tắc này để ngăn Trung Quốc sử dụng khối thương mại như một "cửa sau" miễn thuế vào thị trường Mỹ.

Các nhà phân tích nói rằng bất kỳ yêu cầu nào của Mỹ thường thiên vị về lợi ích Mỹ hơn là đại diện cho khu vực Bắc Mỹ, điều này đối với công nghiệp ô tô hoặc các hàng hoá chế tạo khác sẽ là một sự khó khăn trong kinh doanh, mặc dù Mexico cho biết họ có thể sẵn sàng cho một số nhượng bộ nhằm tăng cường sự phòng vệ của khu vực đối với các cạnh tranh từ châu Á.

Christopher Padilla, từng làm việc dưới quyền cựu ngoại trưởng Mỹ về vấn đề thương mại quốc tế hiện đang làm việc tại IBM, cho rằng chỉ đơn thuần là "tinh lọc" các quy tắc xuất xứ sẽ đủ để thỏa mãn chương trình nghị sự chính trị của Trump, mà vẫn có thể yêu cầu các công ty thay đổi chuỗi cung ứng của họ.

Lời kêu gọi từ các công ty kinh doanh của Mỹ trong việc dẫn dắt các cuộc đàm phán là "không làm hại gì".

Các công ty Mỹ và quốc tế đã đầu tư hàng trăm tỷ đô la để xây dựng các mạng lưới cung cấp tích hợp Bắc Mỹ và Trump đã rung hồi chuông báo động các quan hệ liên kết này hồi tháng 4/2017 bằng lời đe doạ sẽ chấm dứt thỏa ước. Mặc dù Trum đã bớt căng thẳng hơn sau những nỗ lực xoa dịu bên lề, tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng Trump vẫn có thể quay lại lựa chọn một "lối ra khó khăn" nếu các cuộc đàm phán thất bại trong việc đạt được mục tiêu thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico.

NAFTA đã tăng gấp bốn lần thương mại giữa ba nước, vượt qua 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Tuy nhiên, trong một thập kỷ qua tính đến năm 2010, Mỹ đã mất gần 6 triệu việc làm trong ngành chế tạo, một con số gây sốc đối với Trump. Cán cân thương mại của Mỹ với Mexico cũng giảm từ mức thặng dư nhỏ vào năm 1994 xuống mức thâm hụt đã vượt quá 60 tỷ USD trong hầu hết thập kỷ qua.

Theo Theo Reuters
MỚI - NÓNG