Tây Nguyên sẽ hấp dẫn nhà đầu tư

Tây Nguyên sẽ hấp dẫn nhà đầu tư
TP - Đây được xem là hội nghị xúc tiến đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại Tây Nguyên.

> VietnamWorks bán cho nhà đầu tư Nhật Bản
> Nhu cầu nhân lực trực tuyến: Ngân hàng, chứng khoán đều tăng

Khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên khẳng định: Tây Nguyên là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên dồi dào, có vị trí địa lý và kết nối giao thông thuận lợi với các vùng; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước. Tuy nhiên cho đến nay, đầu tư vào Tây Nguyên vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí và tiềm năng của vùng này.

Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng đánh giá: Từ sau Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần thứ nhất tháng 9/2009, Tây Nguyên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không ngừng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân; thu hút vốn đăng ký đầu tư vào vùng bình quân 30.000 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 15,5 triệu đồng (năm 2010) đã tăng lên 26,9 triệu đồng (1.287 USD) năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm. Chính sách dân tộc và công tác bảo đảm an sinh xã hội được chăm lo; nhiều vấn đề bức xúc đã được tập trung giải quyết, nhất là vấn đề đất đai, nhà ở, giáo dục đào tạo... Tuy nhiên, Tây Nguyên hiện nay vẫn là một trong những khu vực chậm phát triển của cả nước.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh: Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Tây Nguyên còn thấp, tính đến hết tháng 3/2013 cả vùng Tây Nguyên mới đạt 169 dự án (chủ yếu tập trung ở Lâm Đồng), tổng vốn đăng ký 900 triệu USD, chiếm 1,2% số dự án FDI, song chỉ chiếm 0,4% tổng số vốn đăng ký cả nước. Nguồn nhân lực trong vùng rất thiếu, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao.

Sẽ có cơ chế đặc thù cho Tây Nguyên

Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020 của Tây Nguyên là: GDP bình quân đầu người đạt khoảng 46 triệu đồng, tỷ trọng nông nghiệp 34,7%-công nghiệp 35%-dịch vụ 30,3% trong cơ cấu kinh tế.

Để đạt các mục tiêu trên Tây Nguyên cần tập trung vào phát triển mạng lưới giao thông tiến hành chuyển đổi toàn diện cơ cấu nông nghiệp, để năm 2020 Tây Nguyên có nền hàng hoá quy mô lớn, tập trung.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Nhận rõ đặc điểm, vị trí quan trọng, tiềm năng to lớn và những khó khăn của Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách đãi ngộ đối với khu vực này. Tuy nhiên, để phát triển Tây Nguyên trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực nhất là đầu tàu của Tam giác phát triển Việt Nam - Campuchia - Lào, Bộ KH&ĐT, cùng các tỉnh Tây Nguyên đang thảo luận tham mưu trình Thủ tướng chính sách ưu đãi nhất cho Tây Nguyên. Phải bằng mọi giải pháp, chính sách ưu đãi để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư kết cấu hạ tầng Tây Nguyên, ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông nối với các cảng biển miền Trung. Cùng với các giải pháp về nguồn nhân lực, cơ chế chính sách cụ thể khác tạo cho Tây Nguyên trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tại hội nghị này các nhà đầu tư đã cam kết hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho Tây Nguyên trong năm 2013 trị giá 248,4 tỷ đồng. Trong đó hệ thống ngân hàng hỗ trợ 182,5 tỷ đồng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG