Có 29 kết quả :

Nền đường cao hơn nhà dân cả mét ở Bình Định

Nền đường cao hơn nhà dân cả mét ở Bình Định

TPO - Ngày 13/5, ông Phan Chí Hùng – Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết, địa phương đã có buổi đối thoại với người dân liên quan đến một số bất cập đối với Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (đoạn qua xã Tây Giang).
Khởi nghiệp nơi biên cương

Khởi nghiệp nơi biên cương

TP - Xã Ga Ri (Tây Giang, Quảng Nam) nằm sát đường biên giới Việt - Lào xa xôi, cách trở. Ở đó có những chàng trai, cô gái Cơ Tu tuổi đời còn trẻ, táo bạo khởi nghiệp ngay chính trên quê nhà để giúp nhau cùng làm giàu, xây biên cương thêm xanh thắm.
Tác giả và các em nhỏ vùng biên giới thích thú với những cuốn truyện tranh lần đầu biết đến. Ảnh: Nguyễn Thành

Những kỷ niệm gửi lại nơi biên ải

TP - Mỗi lần chuẩn bị đi công tác vùng biên giới, tôi thường gom nhặt những cuốn truyện tranh, sách báo hoặc những món đồ chơi cũ mà cậu con trai 7 tuổi đã đọc qua, chất đống trên giá sách, vứt lăn lóc khắp phòng làm quà dành cho các em nhỏ. Dù sách, truyện cũ, nhưng đó là những món quà ý nghĩa với trẻ em nơi miền biên ải xa xôi.
Cho đi để nhận lại

Cho đi để nhận lại

TPO - Nhiều năm qua, cùng với nhóm Công tác xã hội do mình thành lập, sư thầy Thích Phước Tuệ (tên khai sinh là Hà Văn Kỉ) đã len lỏi khắp nhiều nơi để tìm kiếm, giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh. Ít ai biết rằng, dù chỉ mới tuổi đôi mươi nhưng “gia tài” sư thầy nhận được sau hành trình ấy đã rất đồ sộ.
Những trí thức trẻ tình nguyện ở Đoàn 207 Ảnh: Nguyễn Thành

Những 'hạt giống đỏ'

TP - Những chàng trai cô gái người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng được Đoàn kinh tế - Quốc phòng 207 (gọi tắt Đoàn 207, đóng ở xã La Êê, Nam Giang, Quảng Nam) tuyển chọn vào Đội Trí thức trẻ tình nguyện vùng biên để đào tạo kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Sau 2 năm sống trong môi trường quân ngũ, những “hạt giống đỏ” sẽ về những bản làng ươm mầm cho những dự án, mô hình phát triển kinh tế nơi vùng biên.
Tuyên truyền viên Trần Thị Mai Phương chân đất, mải mê tư vấn cho bà con đồng bào Cơ Tu. Ảnh: An Phú

Mồ hôi ướt đẫm nhưng nụ cười vẫn rạng rỡ trên môi

Vượt hàng chục ki-lô-mét đường rừng ngoằn nghèo, khúc khuỷu đã khó, song để thuyết phục được bà con đồng bào Cơ Tu ở xã Dang, huyện Tây Giang (Quảng Nam) hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện càng khó gấp vạn lần. Ấy thế mà chị Phương cùng đồng nghiệp vẫn rạng rỡ, tươi vui, dù mồ hôi nhễ nhại.  
Ngôi nhà sàn với kiến trúc mới của Bí thư xã Raih Đưm. Ảnh: Nguyễn Thành

Làng “đại gia” giữa đại ngàn

TP - Chấp nhận nợ nần, người dân làng Rú thi nhau dựng những căn nhà gỗ hàng trăm triệu đồng. Với người dân nơi đây, nhà càng to, càng nhiều nóc là hoành tráng. Và rồi, những nếp nhà truyền thống của đồng bào Cơ Tu đang dần biến mất.
Những phó chủ tịch xã trẻ giúp dân thoát nghèo

Những phó chủ tịch xã trẻ giúp dân thoát nghèo

TP - Trong số 30 phó chủ tịch (PCT) xã thuộc Dự án 600 ở Quảng Nam, có những PCT xã trẻ người dân tộc Cơ Tu năng động, sáng tạo, nhiệt huyết trong công tác. Những “PCT xã 600” được dân vô cùng yêu quý, vì họ đã giúp diện mạo vùng biên dần đổi thay. 
 Người dân vùng biên giới đọc báo Tiền Phong ở Phòng đọc biên giới

Tình 'cá nước' nơi lưng chừng trời

TP - Khu Bảy - Vùng giáp ranh nước bạn Lào ở huyện Tây Giang (Quảng Nam), những cái tên Tr’hy, Axan, Gary, Ch’ơm, mỗi lần nhắc đến nhiều người phải ngán ngẩm bởi đường xa cách trở. Mùa mưa bão khu Bảy bị cô lập hoàn toàn.
Cô giáo A Vô Thị Ngôn và lớp học trong nhà Gươl ở thôn Chà Nốc

Ở nơi có sáu mùa

TP - “Bất đáo khu 7 phi hảo hán” – đó là lời dân gian truyền từ lâu, thời còn huyện Hiên (tỉnh Quảng Nam - nay đã chia hai).
Một góc trung tâm Tây Giang hôm nay

Tây Giang kỳ cục án

TP - Bị cáo xin tù ngồi thay tù treo, khăng khăng đòi tăng án 10 lần, ngô nghê tranh luận với cảnh sát khi vi phạm giao thông… Những chuyện có thật 100% ở huyện biên giới Tây Giang (Quảng Nam) nhiều phen khiến những người thực thi pháp luật không biết nên cười hay mếu.