Xin chào Bà Hoàng Thị Vân Anh!
Trước hết xin cảm ơn bà đã tham gia chương trình. Thưa bà, xin bà cho biết đất đai ở nước ta hiện được quản lý theo cách thức như thế nào?
Theo quy định của điều 54 của Hiến pháp, đất đai thì được quy định đó là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của Quốc gia và đấy cũng là nguồn lực để phát triển đất nước. Và tài nguyên này, nguồn lực này được quản lý bằng pháp luật, thế thì thông qua quy định của pháp luật hiện hành thì việc quản lý đất đai được thông qua các công cụ: thứ nhất là quản lý thông qua công tác quy hoạch sử dụng sử dụng đất, thứ hai là quản lý bằng các quy định kinh tế. Chẳng hạn như là chính sách thu như là thu tiền khi giao đất cho thuê đất. Chính sách thuế, phí qua những chính sách tài chính liên quan đến đất đai. Và một cái công cụ nữa là thông qua các công cụ quản lý hành chính. Ví dụ thông qua về các trình tự, thủ tục, các quy định trong vấn đề quy hoạch thu hồi, giao, thuê đất...
Hiện nay nhiều doanh nghiệp phàn nàn họ gặp khó trong việc tiếp cận đất đai. Vậy thưa bà có phải là cách thức quản lý đất đai hiện nay còn có những điểm chưa phù hợp?
Câu hỏi của chị là khó khăn doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai, thế thì Luật thì quy định như vậy, nhưng rõ ràng là trong tiếp cận đất đai, doanh nghiệp cũng có những khó khăn. Ví dụ phương thức nhà nước thu hôi để giao cho thuê chẳng hạn thì công tác giải phóng mặt bằng hiện nay cũng có rất nhiều khó khăn. Ở một số dự án chẳng hạn, việc giải phóng mặt bằng chậm cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ đầu tư của dự án. Hay là một trường hợp họ tiếp cận đất đai thông qua cái nhận quyền ở trên thị trường chẳng hạn, họ được thỏa thuận rồi nhưng họ lại không thỏa thuận được hết diện tích chẳng hạn, thế thì họ không tiếp tục để triển khai dự án đó được. Hay là trong khi thực hiện thủ tục chẳng hạn, thì cũng còn một số nơi, mặc dù là Luật và Nghị định thì cũng quy định rất rõ về trình tự thủ tục theo cái hướng đơn giản nhưng mà cũng có một số nơi chẳng hạn thì vẫn còn tình trạng là cán bộ thực hiện công vụ còn nhũng nhiễu khi mà thực hiện thủ tục. Thì đấy là một số khó khăn trong thời gian qua thì các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận đất đai thì vẫn còn phải gặp phải.
Theo bà đâu là những giải pháp hiệu quả để giúp doanh nghiệp tăng khẳ năng tiếp cận đất đai một cách minh bạch thưa bà?
Thực ra luật quy định là quy hoạch và sau khi được quyết định phê duyệt thì phải công bố công khai nhưng thực sự thì công tác này cũng chưa tốt. Thì đấy là một điểm mà tôi cho là cũng phải chú ý làm tốt hơn nữa. Cái điểm thứ 2 là cơ chế lựa chọn nhà đầu tư thì cái này cũng phải công khai minh bạch và theo đúng thị trường. Và các nhà đầu tư thì phải lựa chọn đảm bảo theo các điều kiện quy định của pháp luật. Tức là anh phải có năng lực tài chính anh phải đảm bảo điều kiện để triển khác các dự án đấy để mà tránh tình trạng là lâu nay dự án treo rất là nhiều. Mình lựa chọn nhà đầu tư mà không đủ năng lực triển khai thì dự án treo diễn ra rất là nhiều.
Xin cảm ơn Bà!
Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/ Kính mời bạn đọc theo dõi!