Tái tạo khuôn mặt của một 'ma cà rồng' thế kỷ 18

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sử dụng bằng chứng ADN, các nhà khoa học pháp y đã tạo ra một bản tái tạo khuôn mặt của một "ma cà rồng" sống trong thế kỷ 18.
Tái tạo khuôn mặt của một 'ma cà rồng' thế kỷ 18 ảnh 1

Khuôn mặt của người đàn ông thế kỷ 18 được tái tạo từ những dấu vết ADN còn sót lại.

Vào cuối thế kỷ 18, một người đàn ông được chôn cất ở Griswold, Connecticut, với xương đùi của anh ta được sắp xếp theo kiểu đan chéo nhau - một chỉ dấu cho thấy người dân địa phương nghĩ rằng anh ta là ma cà rồng. Tuy nhiên, người ta còn biết rất ít về người này. Hơn 200 năm sau, bằng chứng ADN tiết lộ người này có thể trông như thế nào.

Sau khi thực hiện phân tích ADN, các nhà khoa học pháp y từ một công ty công nghệ ADN có trụ sở tại Virginia tên là Parabon NanoLabs và Phòng thí nghiệm Nhận dạng ADN của Lực lượng Vũ trang (AFDIL), một chi nhánh của Hệ thống Giám định Y tế Lực lượng Vũ trang Mỹ có trụ sở tại Delaware, kết luận rằng tại thời điểm tử vong, người đàn ông đã chết (được gọi là JB55 ) khoảng 55 tuổi và bị bệnh lao.

Sử dụng phần mềm tái tạo khuôn mặt 3D, một nhà pháp y xác định rằng JB55 có thể có làn da trắng, mắt nâu hoặc màu hạt dẻ, tóc nâu hoặc đen và một số tàn nhang.

Dựa trên vị trí của chân và hộp sọ trong ngôi mộ, các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng thi thể đã bị thiêu hủy và cải táng, một tập tục thường gắn với niềm tin rằng ai đó là ma cà rồng.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG