Tại sao tình báo Nga thắng thế tại Ukraine?

Tại sao tình báo Nga thắng thế tại Ukraine?
TPO - Tại miền Đông Ukraine, bên cạnh cuộc chiến của súng, rocket trên mặt đất và các lệnh trừng phạt trên bàn đàm phán, còn có một cuộc chiến lặng lẽ khác: cuộc chiến tình báo.

Trên mặt trận này, cả Ukraine và phương Tây đang phải gồng mình đối phó với Nga.

Giáo sư Mark Galeotti thuộc Trường Nghiên cứu chuyên ngành thuộc Đại học New York, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề quốc tế và an ninh Nga, đã phân tích các yếu tố giúp Nga thắng thế trong cuộc chiến tình báo tại Ukraine.

Theo đó, có 4 yếu tố đem lại lợi thế cho Nga trong cuộc chiến tình báo ở miền Đông Ukraine.

Thứ nhất, Nga đã chuẩn bị cho dạng xung đột đang xảy ra tại Ukraine từ lực lượng điệp viên, vũ trang, kinh tế, thông tin và vận động chính trị.

Tình báo Nga sử dụng tất cả các công cụ kể trên một cách trơn tru. Đây là một kỹ năng mà họ thừa hưởng từ Liên Xô cũ và được tôi luyện trong tình hình thế giới hiện nay.

Thượng tướng Valery Gerasimov, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, từng nhận định rằng, “cách thức phi quân sự” đã trở nên tối cần thiết đối với Nga và đôi khi nó còn vượt lên trên cả sức mạnh vũ trang truyền thống.

Thứ hai, tình báo Nga đã có bề dày nhiều thập niên duy trì chỗ đứng vững chắc tại Ukraine. Sự hiện diện được thừa hưởng từ thời Liên Xô, khi mà hệ thống an ninh Ukraine chỉ là một nhánh địa phương của KGB (Cục An ninh Liên bang Nga).

Tương tự, Cơ quan tình báo nước ngoài và Bộ Nội vụ Nga cũng đã xây dựng các mạng lưới rộng lớn tại Ukraine.

Thứ ba, lực lượng tình báo Nga duy trì sự hiện diện lớn trên vùng đất gần biên giới với Ukraine, cả công khai và bí mật. Họ tận dụng triệt để việc tự do di chuyển giữa hai nước để tìm kiếm thông tin.

Thứ tư, Nga có lợi thế ở gần khu vực xung đột. Năng lực tình báo ưu việt giúp Nga có nhiều sự lựa chọn hơn, và có thể linh hoạt, chủ động thay đổi chiến lược và các mục tiêu hàng tuần.

Không chỉ có Ukraine mà các chiến lược gia của Mỹ và châu Âu cũng đang thất thế trước cuộc chiến hỗn hợp tại miền Đông Ukraine.

Trước khi chiến sự nổ ra từ mùa xuân năm 2013, phương Tây không mấy để ý tới hoạt động tình báo tại Ukraine. Thay vào đó, tập trung các nguồn lực vào châu Á, Trung Đông và Nga. Bởi vậy, khi bước vào cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, phương Tây thiếu điệp viên tại thực địa và cũng khó có thể cài người vào.

Các lực lượng mà tình báo phương Tây sử dụng tại Ukraine chỉ ở mức hạn chế. Ví dụ, dù phương Tây và Mỹ ưu việt hơn hẳn Nga về công nghệ như vệ tinh do thám và nghe lén, nhưng Nga đã khiến họ phải ngạc nhiên khi sáp nhập Crimea.

Nga đã giảm thiểu được thiệt hại bằng cách tổ chức phân tán và che giấu bí mật cho tới khi triển khai.

Ngoài ra, phe ly khai tại Ukraine thực sự khó lường, bởi vậy hoạt động tình báo tại Ukraine không hề giống với tại các quốc gia có chính sách và hệ thống chính quyền thống nhất.

Bất kỳ gián điệp nào hoạt động tại miền Đông Ukraine cũng sẽ chịu rủi ro bị đánh đập, bỏ tù, hay tồi tệ hơn là rơi vào tay của lực lượng nổi dậy địa phương.

Theo Theo Foreign Affairs
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.