Tái cấu trúc ngân hàng: Phải bảo vệ tiền gửi của dân

Buổi họp báo diễn ra chiều 4-11 tại Hà Nội. Ảnh: C.N
Buổi họp báo diễn ra chiều 4-11 tại Hà Nội. Ảnh: C.N
TP - Ngày 4-11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định quan điểm của Chính phủ trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là phải bảo vệ tiền gửi của người dân.

> Dự thảo Nghị định quản lý vàng: “Nuôi cá lớn, loại cá bé”
> Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi: Mức bảo hiểm quá thấp
> Giải cứu thị trường bất động sản

Buổi họp báo diễn ra chiều 4-11 tại Hà Nội. Ảnh: C.N
Buổi họp báo diễn ra chiều 4-11 tại Hà Nội. Ảnh: C.N.
 

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, ông Đam cho biết, Chính phủ sẽ sớm xem xét đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng, tăng quy mô hợp lý, phù hợp với nền kinh tế.

Điều này cũng được Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến khẳng định tại cuộc họp báo: “Chính phủ, các cơ quan nhà nước, NHNN sẽ thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó hướng tới mục tiêu cuối cùng là bảo vệ quyền lợi người gửi tiền”.

Trong giai đoạn ổn định và cơ cấu lại nền kinh tế, việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt là cần thiết và phù hợp. “Đừng nghĩ rằng ngân hàng lớn là mạnh mà ngân hàng nhỏ là yếu. Tính hiệu quả không hẳn phụ thuộc vào quy mô mà phụ thuộc vào công tác quản trị và công tác phòng ngừa rủi ro”, Phó Thống đốc lưu ý.

Về hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen gần đây, ông Tiến cho rằng, đây là vấn đề mang tính xã hội phản ánh khá rõ một mặt đời sống kinh tế - xã hội có vấn đề, pháp luật quy định và xử lý những vấn đề này vẫn còn chưa đầy đủ. “Có những cá nhân đã lợi dụng lòng tin của người khác, hay nói thẳng ra là lòng tham của người khác, dẫn đến thiệt hại cho cá nhân, bất ổn cho xã hội”, ông Tiến nói.

Ông cũng cho biết đây đang là mối quan tâm lớn của Chính phủ, các ngành, các cấp, các địa phương. Theo ông bên cạnh việc cần phải có những quy định chặt chẽ để bảo vệ người dân, giúp họ tránh sa bẫy tín dụng đen, cũng cần phải tạo thêm lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng.

Ngành điện phải công khai hoạt động sản xuất, kinh doanh

Liên quan đề xuất tăng giá điện vừa qua của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), người đứng đầu Văn phòng Chính phủ xác nhận thông tin tập đoàn này đề nghị tăng giá điện. Tuy nhiên, ông khẳng định quan điểm của Chính phủ là chưa tính chuyện tăng giá điện hiện nay.

Ông cho biết trước mắt, Chính phủ sẽ yêu cầu ngành điện công khai giá thành cũng như kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó, sẽ có những biện pháp đi kèm để bảo đảm quyền lợi, lợi ích cho người nghèo.

“Chính phủ chưa tính đến chuyện tăng giá điện tại thời điểm hiện nay và sẽ xem xét, thực hiện việc tăng giá vào thời điểm thích hợp”, ông Đam khẳng định.

Ông cũng nhắc lại nguyên tắc điều hành các mặt hàng thiết yếu, nhạy cảm (xăng dầu, điện) của Chính phủ hiện nay là vẫn luôn bám sát mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, về dài hạn, vẫn phải thực hiện điều chỉnh giá theo giá thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ sẽ sớm xem xét Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, ông nói.

Theo thông tin từ Bộ KH&ĐT công bố tại buổi họp báo 10 tháng đầu năm nay có 6.100 doanh nghiệp giải thể, bằng 1,1% tổng số doanh nghiệp đang tồn tại. Trong 10 tháng, trên 63.900 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2010, với tổng số vốn đăng ký hơn 397,2 nghìn tỷ đồng, tăng 0,7%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 ước tăng 5,2% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2011, IIP tăng 7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó, công nghiệp chế biến tăng 10,2%; sản xuất, phân phối điện, gas, nước tăng 9,4%.

Kiên trì giữ lạm phát không quá 18%

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, nhờ việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong 10 tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế xã hội đã dần ổn định, lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng xuống mức thấp nhất (0,36%) kể từ tháng 9-2010.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG