TPO - “Hàng hóa về chợ tăng nhưng vắng khách mua. Những năm gần đây, các dịp Rằm lớn lại càng vắng khách hàng đến chợ mua sắm” – bà Tâm, tiểu thương kinh doanh trái cây trên đường Trần Quý (quận 5, TPHCM) cho biết.
TPO - Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày cúng rằm tháng 7, nhưng trên phố Hàng Mã, "thủ phủ" vàng mã tại Hà Nội vẫn lác đác người mua mặc cho "nhà lầu, ô tô, hàng hiệu" được bày la liệt.
TPO - Cuối năm 2023, clip lan truyền trên mạng xã hội về việc đốt 20 tấn vàng mã tại đền Quan lớn Tuần Tranh (xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) gây xôn xao dư luận. Dù đã khẳng định số lượng vàng mã thực tế không lên đến hàng chục tấn, đại diện BQL di tích khẳng định vẫn có kế hoạch chấn chỉnh, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý.
TPO - Dịp Tết nguyên đán, các cơ sở vàng mã ở làng nghề Đông Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) ra mắt sản phẩm có kích thước nhỏ nhưng bắt mắt, giá rẻ đáp ứng nhu cầu thờ cúng gia tiên của người tiêu dùng.
TPO - Cận kề ngày rằm tháng 7, khu vực làng Xuân Am (xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An) lại tất bật làm vàng mã, dán ngựa để bán cho khách và người dân. Ngoài việc mua về làm lễ tổ tiên, nhiều du khách cũng chọn dịp này để đi lễ đền nên nhu cầu khá lớn.
TPO - Những ngày cận Rằm tháng Bảy, “thủ phủ vàng mã” miền Bắc (phường Song Hồ, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) ế ẩm hàng truyền thống. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm vàng mã giống đồ thật như gậy golf, xe sang, váy áo hàng hiệu... vẫn được khách hàng ưa chuộng.
TPO - Ngày rằm tháng Giêng, thị trường đồ lễ cúng ở Nghệ An sôi động, sức mua tăng. Bên cạnh sự đông đúc tại các quầy hàng hoa, trái cây thì tại các quầy bán vàng mã rất vắng khách.
TPO - Vàng mã năm 2022 có thêm mô phỏng hình vắc xin phòng COVID-19, khẩu trang, thuốc xịt khuẩn và đồ bảo hộ chống dịch, được bán với mức giá 25.000 đồng/bộ. Ô tô sang của Trung Quốc "đổ bộ" thị trường Việt.
TPO - Năm nay do Hà Nội giãn cách xã hội, nên dù là ngày 14 âm lịch của Rằm tháng 7 vốn rất đặc biệt trong năm nhưng tất các dịch vụ đặt cỗ, vàng mã đều không sôi động. Để thích nghi, ngoài đi chợ online ngày Rằm, hình thức cúng online kể cả cho lễ Vu lan và người đã mất cũng lên ngôi.
TPO - Mùa Vu lan năm nay, thị trường hàng mã xuất hiện thêm khẩu trang, kính chống giọt để "phòng COVID-19 cho người âm". Thậm chí, trên mạng còn lan truyền cả vắc xin COVID-19 bằng giấy. Chuyên gia văn hóa cho rằng, đó là nhu cầu bình thường trong cuộc sống hiện đại, giống như đốt vàng mã nhà lầu, xe hơi.
TPO - Đến làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) những ngày cận Rằm tháng 7 Âm lịch năm nay khi đại dịch COVID -19 vẫn đang hoành hành mới cảm nhận rõ cảnh vắng lặng, đìu hiu. Ngay từ cổng làng, ngựa cúng tế chất đầy ven đường, đồ hàng mã chất đầy kho nhà dân không người hỏi mua
TPO - Trước ngày vía Thần tài (Mùng 10 tháng Giêng), chợ mạng nhộn nhịp mua bán đồ cúng, vật phẩm phong thuỷ, vàng cầu may. Gây sốt những ngày gần đây, lì xì thần tài bán tràn lan trên mạng xã hội, quảng cáo mạ vàng 24K giá chỉ 15.000 đồng thu hút sự quan tâm của khách hàng, bán chạy dịp đầu năm.
TPO - Từ sáng sớm hôm nay, chợ truyền thống Thủ đô đông nghịt khách mua sắm lễ vật cúng ông Công ông Táo. Trong khi một số loại hoa quả giá rẻ bất ngờ, thì cá chép tăng giá gấp đôi, 50.000 đồng/3 con.
TPO - Cuối tuần này 30-31/1, nhiều gia đình tranh thủ ngày nghỉ cúng ông Công ông Táo sớm. Do còn 4 ngày nữa mới tới 23/12 Âm lịch, chợ vẫn vắng bóng cá chép, bà nội trợ lựa chọn những loại “cá” tương tự thay thế, tiễn ông Táo lên chầu trời.
TPO - Trong văn hóa của người Việt, vàng mã được quan niệm là đồ để cúng cho người đã mất, do đó mỗi khi thờ cúng tổ tiên, người dân thường đốt vàng mã; Năm nay do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên một số người còn có ý tưởng khá "độc" về việc gửi khẩu trang cho cõi âm chống virus SARS-CoV-2.
TPO - Nằm bên cạnh dòng sông Tô Lịch, làng Cót (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) xưa nay nổi tiếng với nghề làm vàng mã - hay còn được gọi là làng 'ngân hàng địa phủ' ở Hà Nội. Năm nay không còn cảnh nhộn nhịp tấp nập người mua bán và những chiếc xe trở vàng mã, đồ cúng cồng kềnh trên đường làng. Còn mấy ngày nữa là Rằm tháng Bẩy nhưng các nhà sản xuất vẫn cầm chừng, hàng hoá không nhiều như mọi năm.
TPO - Trước ngày 23 tháng chạp âm lịch (17/1) tiễn ông Táo về trời, chợ cá chép tại TPHCM rất sôi nổi do người dân muốn mua sớm, tránh ngày cao điểm cá "nhảy giá".
TPO - Đang đứng đốt vàng mã sau lễ cúng cho bà ngoại vừa mất, anh G bỗng ôm mặt rồi hét lên đau đớn. Người nhà vội chay lại đưa G đi cấp cứu trong tình trạng mặt đầm đìa máu, mắt trái không mở được.
TPO - Vỉa hè, lòng đường được người dân phố cổ Hà Thành tận dụng làm nơi sắp mâm, bày lễ, đốt vàng mã khiến con phố đỏ lửa, nghi ngút khỏi trong ngày cùng Rằm tháng 7.
TPO - Năm nay, do việc cấm không đốt vàng mã ở chùa nên nhu cầu người dân mua vàng mã cho ngày rằm tháng 7 ít. Phố Hàng Mã (Hà Nội) là thủ phủ vàng mã một thời nay thưa thớt chỉ có vài cửa hàng bán.