TP - Tôi rất thích tựa đề cuốn sách: Dấu xưa lưng chừng núi - một vùng bản sắc Ca dong của TS Nguyễn Đăng Vũ, bởi nó vượt qua lối mòn, khung khổ khô cứng của một cuốn sách nghiên cứu lịch sử-văn hóa tộc người như lâu nay thường thấy. Sách vừa được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành với bìa cứng trang trọng và thiết kế đẹp mắt.
TP - Kỷ niệm 130 năm hình thành phố núi Đà Lạt (1893-2023), bên bờ hồ Xuân Hương (nơi được ví như trái tim của thành phố) có một vị trí thật đẹp để các nghệ sĩ, nhà sưu tầm đồ cổ tổ chức các show diễn hoặc trưng bày những hiện vật tâm đắc nhất của mình, phục vụ miễn phí cho du khách và người dân địa phương.
TPO - Nhiều bạn trẻ ở Đắk Lắk ứng dụng công nghệ số vào việc truyền tải nét đẹp giá trị văn hóa truyền thống dân tộc mình. Họ có cách tiếp cận mới, có định hướng, mang tính chất giáo dục về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước
TP - Năm 1960, sau nhiều đợt luồn rừng tìm kiếm, vận động của cơ quan chức năng, người Rục chính thức về định cư ở thung lũng Cu Nhái, cách trung tâm xã Thượng Hoá hơn 11km đường rừng. Người Rục một thời đã thành lập được HTX nông nghiệp cho riêng mình. Tuy nhiên do chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ cùng dịch bệnh liên miên, mỗi lần như thế họ lại quay về hang đá sống cuộc sống thuở “hồng hoang”.
TP - Nằm trong nhóm dân tộc Chứt ở Quảng Bình, tộc người Mày cũng từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bao đời sống nơi thâm sơn cùng cốc, như người Rục, Mã Liềng, A Rem… người Mày tin vào sự che chở của thần rừng, thần núi… Khi có biến cố trong cuộc sống họ lại chạy vào rừng như một bản năng sinh tồn.
Dù thiếu thốn điều kiện vật chất, sống trong môi trường không điện và các thiết bị hiện đại, nhưng bộ tộc Tagbanua ở Philippines vẫn hài lòng khi sống trên hòn đảo đẹp nhất thế giới.
Ốc núi đá chỉ sống duy nhất ở vùng rừng núi đá vôi ở Quảng Bình và chỉ sống trên lèn đá nên rất sạch, khi luộc lên thơm phức, chấm với cheo ăn sần sật, có vị béo mà không ngán.
TPO - Suốt 3.000 năm nay, tộc người Tsataan ở Mông Cổ vẫn luôn giữ thói quen sinh sống cùng bầy tuần lộc. Bản thân tên “Tsataan” cũng mang ý nghĩa “Người nuôi tuần lộc”.
TP - Lạch là tộc người duy nhất ở Tây Nguyên sở hữu môn thể thao đua ngựa không yên độc đáo. Không yên và cũng chẳng cần bàn đạp, những kỵ sĩ đầu trần chân đất cứ phóc lên lưng, nắm bờm, thúc chân vào bụng là các chú ngựa tung vó lao lên sườn núi với những màn biểu diễn ngoạn mục.
TP - Ở Chiang Mai (Thái Lan), khắp các đường phố, sân bay, nhà hàng, khách sạn hay trên taxi, xe buýt…đều có poster hoặc tập gấp, tờ rơi, tranh ảnh quảng bá các điểm du lịch nổi tiếng.
TP - Đã hơn 50 năm được tìm thấy và gia nhập cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhưng tộc người Rục ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) vẫn mang trong mình những nét riêng có, bí ẩn cần được khám phá và bảo tồn.
TP - Tự nhận mình là anh cả, được sinh ra để trở thành những chiến binh bảo vệ cương vực của Tổ quốc và nguồn nước cho muôn loài, nên từ xa xưa, người Mày ở Quảng Bình thường sống nơi khởi đầu nguồn nước, tách biệt với thế giới xung quanh...
TP - Tận cùng sông Giăng (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) có người Đan Lai, tộc người mang trong mình truyền thuyết bi thương về trăm cây nứa vàng và chiếc thuyền liền chèo. Người Đan Lai mộc mạc, hiền lành như bước ra từ cổ tích…
TP - Si La (Cú Dề Xừ) ở Lai Châu, là một trong năm dân tộc ít người nhất Việt Nam. Cơ thể tộc người này nhỏ, chỉ nặng 40 - 45 kg, cao 1,45 - 1,60 m. Do quan hệ hôn nhân cận huyết thống nên họ có nguy cơ suy thoái nòi giống.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Utah (Mỹ) phát hiện thức ăn chính của người nguyên thủy Paranthropus boisei sinh sống cách nay 1,2 triệu năm đến 2,6 triệu năm là cỏ.
TP - Huyền thoại Chu Ru kể rằng vì sự cai trị hà khắc của vua quan một bộ phận người Chăm ở ven biển Nam Trung Bộ đã trốn lên vùng núi cao Nam Tây Nguyên. Họ tự đặt tên là Chu Ru có nghĩa là chiếm đất và gìn giữ nghề truyền thống cùng bao luật tục lạ lùng.