TPO - Sau khi Tiền Phong có loạt bài “Thâm nhập đường dây tái chế dầu thải” (ra ngày 30/9), UBND huyện Củ Chi, TP HCM nhiều lần kiểm tra, xử lý cơ sở tái chế dầu thải của ông Phan Đình Phương tại Kênh 8 đường Tam Tân, xã Tân Thông Hội. Sau một thời gian dài, hiện nay máy móc, phuy chứa dầu thải đã được di dời khỏi cơ sở trên.
TPO - Lần theo các chuyến xe chở nhớt thải đi tiêu thụ, phóng viên Tiền Phong phát hiện nhiều cơ sở tái chế lậu. Đây là những cơ sở gây xây dựng trái phép, gây ô nhiễm môi trường, nhức nhối ở địa phương.
TPO - Nhớt thải sau quá trình sử dụng được thu gom mang về các cơ sở này dự trữ, sau đó được trộn hóa chất, bơm vào lò để chưng cất. Dầu tái chế thành phẩm được bơm ra bể lắng. Sau quá trình phơi nắng cặn bùn lắng xuống đáy, lớp dầu phía trên được hút ra, đem đi tiêu thụ… Mỗi ngày, cơ sở này tái chế được hàng chục nghìn lít dầu thải.
TPO - Dù Công ty Thoát nước Hà Nội đã thu gom, xúc vớt nhưng sáng nay (2/10) váng dầu thải còn trên hồ Linh Đàm vẫn đậm đặc. Tình trạng cá chết đã xuất hiện.
TP - Nhà xưởng xây dựng trái phép, lẩn khuất trong rừng hoặc khu dân cư thưa thớt, hoạt động suốt ngày đêm. Mỗi ngày các cơ sở tái chế được hàng chục nghìn lít dầu từ dầu thải.
TPO - Dầu nhớt đã qua sử dụng được H.Đ.C thu gom về rồi lắng, nấu, chưng cất thành dầu thành phẩm, bán cho những người có nhu cầu mua với giá 12.000 đồng đến 13.000 đồng/lít.
TPO - Một trạm trộn bê tông nhựa nóng bị phát hiện làm đổ 200 lít dầu FO xuống đầu nguồn sông Hiếu-con sông chảy qua địa bàn 3 huyện Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong và thành phố Đông Hà (Quảng Trị).
TPO - Dầu nhớt thải từ các của hàng sửa chữa ô tô, xe máy trên địa bàn Hà Nội được đội quân thu mua gom về làng Yên Lũng, An Khánh (Hoài Đức) đóng vào thùng phuy rồi bán lại. Đây là làng nghề thu gom dầu thải lớn nhất miền Bắc, tồn tại hàng chục năm nay.
TP - Hàng trăm lít dầu nhớt thải được các đội quân thu mua từ những cửa hàng sửa chữa xe máy, ô tô cho vào thùng phuy, tập kết ngay cổng làng Yên Lũng, An Khánh, Hoài Đức (Hà Nội), gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
TP - Lời xin lỗi của Cty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) gửi đến sau 15 ngày xảy ra sự cố được cho là quá muộn màng. Đồng thời, công ty chưa có biện pháp cụ thể để hạn chế những tình huống xấu tiếp tục đe dọa an ninh nguồn nước.
TP - Cty Cổ phần Gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) mỗi năm cho ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Ngoài gần 9.000 kg dầu thải mà 3 nghi phạm đổ vào nguồn nước Nhà máy Nước sông Đà, số dầu thải còn lại được xử lý thế nào vẫn là ẩn số khi đại diện Cty khai báo gian dối với cơ quan chức năng.
TPO - Cty gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ) mỗi năm cho ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Nhưng ngoài dầu thải, khí thải nhà máy xả ra môi trường khiến cuộc sống của người dân xã Phong Châu bị đảo lộn vì ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, mùi khét.
TPO - Cty CP gốm sứ Thanh Hà mỗi năm thải ra 15m3 chất dầu thải nguy hại. Nhưng ngoài gần 9.000 kg dầu thải mà 3 nghi phạm đổ vào nguồn nước sạch Nhà máy sông Đà, số dầu thải còn lại được xử lý thế nào vẫn đang là một ẩn số khi Cty này đang có dấu hiệu gian dối với cơ quan chức năng.
TP - Liên quan đến việc hàng trăm ngàn người dân Hà Nội nđược cấp nước sách bị nhiễm dầu, nhiều luật sư cho rằng UBND Hà Nội đã ủy quyền cho doanh nghiệp cấp nước cho người dân, vì vậy phải có trách nhiệm liên đới chứ không đổ hết lỗi cho doanh nghiệp.
TPO - PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, kinh doanh nước sạch là kinh doanh có điều kiện nên rất đặc thù. Đến giờ khi vụ việc sông Đà xảy ra thì mới thấy lỗ hổng, đây không phải lỗ hổng về văn bản pháp luật, mà đây là lỗ hổng về quản lý và trách nhiệm quản lý.
TPO - Đối với cặn dầu, nhiều Cty chuyên xử lý môi trường cho biết, thường rất ít đơn vị nhận xử lý cặn dầu bởi cặn dầu là loại xử lý rất phức tạp và tốn nhiều chi phí.
TPO - Số dầu thải mà ba nghi phạm đổ vào nguồn nước sạch Nhà máy Sông Đà được xác định xuất phát từ Công ty CP gốm sứ Thanh Hà (Phú Thọ). Cán bộ Cty đã chuyển giao gần 9.000 kg dầu thải cho các nghi phạm là những cá nhân không có chức năng xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
TPO - Khối lượng dầu thải đổ vào nguồn nước sông Đà là bao nhiêu? Vợ cựu cán bộ công an lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng; Cựu Chủ tịch Mobifone khai biếu Nguyễn Bắc Son 700.000 USD 'tiêu Tết'
TPO - Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo cơ quan điều tra Công an tỉnh Hoà Bình cho biết liên quan đến vụ đổ dầu thải vào nguồn nước sông Đà, Công an tỉnh Hoà Bình đã triệu tập con gái Chủ tịch công ty gốm sứ Thanh Hà và Nguyễn Thành Trung (cán bộ công ty) để phục vụ điều tra.
Sáng 8/10, 3 nghi phạm dùng ô tô chở 10 thùng dầu thải xả ra đầu nguồn nước dẫn vào Nhà máy nước sông Đà gây khủng hoảng nước cho nhiều quận, huyện ở Hà Nội.
TPO - Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình ra quyết định tạm giữ hình sự 2 đối tượng đổ dầu thải “đầu độc” nguồn nước sông Đà. Đáng chú ý, đường đi của xe chở dầu khá dích dắc và phức tạp.
TPO - Nổ giàn khoan Deepwater Horizon (Mỹ), nhà máy Chisso đổ nước chứa thủy ngân ra vịnh Minamata, nhà máy tập đoàn Guide xả thải khiến 180 tấn cá chết... là những vụ xả chất thải công nghiệp xuống sông, biển gây ô nhiễm nước nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
TPO - Chiều 15/10, sau khuyến cáo của UBND thành phố Hà Nội về việc chỉ dùng nước sạch sông Đà để tắm giặt và vệ sinh không dùng uống và đun nấu, nhiều người dân các khu vực bị ảnh hưởng đổ đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích để mua nước đóng để sử dụng.
TP - Ngày 30/5, tổ công tác Đội 5 Phòng Cảnh sát Môi trường (PC49), Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp cùng Đội Cảnh sát điều tra môi trường, Công an huyện Thạch Thất phát hiện một xe ô tô nhãn hiệu Huyndai màu xanh BKS 29C-280.88 đang di chuyển theo hướng Hà Nội - Hòa Bình. Qua kiểm tra lái xe là Đàm Viết Thành sinh ngày 1/11/1983, địa chỉ Yên Lũng, Hoài Đức, Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe tải đang chở 15 thùng phi loại 200 lít có chứa dầu thải, thuộc hóa chất thải nguy hại với tổng số lượng khoảng 3.000 lít.