TPO - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, nước ta cần xây dựng chương trình ứng phó quốc gia về già hoá dân số, mất cân bằng giới tính. Đây đang và sẽ là thách thức với Việt Nam, không thể để một người cháu hay chắt của chúng ta phải nuôi dưỡng 4-5 người già, muốn vậy phải có hành động ngay từ thời điểm này.
Tính từ năm 2016 tới nay, người lao động (NLĐ) nhận Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần liên tục tăng, hầu hết số này tuổi đời dưới 40. Qua phân tích số liệu, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ ra 5 nguyên nhân chính NLĐ rút BHXH một lần.
Nhìn lại giai đoạn 2016-2022 cho thấy, nhóm người lao động (NLĐ) nghỉ việc sau 1 năm, có tuổi đời dưới 40 tuổi, làm việc trong khu vực ngoài nhà nước đang rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhiều nhất. NLĐ khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long nhận chế độ này chiếm hơn một nửa cả nước. Bình quân, cứ 1 người mới tham gia BHXH lại có 1 người nhận BHXH một lần.
Quốc hội vừa thảo luận ở hội trường dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau phần thảo luận, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung đã giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội đã nêu. Trong đó, nội dung về điều chỉnh quy định BHXH một lần thu hút sự quan tâm lớn nhất.
Sáng 23/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, ngoài quy định về BHXH một lần, dự thảo luật lần này còn có nhiều thay đổi đáng chú ý khác.
Sáng nay (23/11), Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, một trong những nội dung đang có nhiều ý kiến khác nhau thu hút ch ú ý nhất là về 2 phương án sửa quy định nhận BHXH một lần.
Thảo luận tại tổ Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi chiều 2/11, các Đại biểu Quốc hội đánh giá cao những quy định đột phá của được đưa vào dự luật theo tinh thần của Nghị quyết 28. Nhiều vấn đề như mức lương hưu, hay phương án hưởng BHXH một lần cũng được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, chiều 2/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi và thảo luận tại tổ dự án luật này.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất vừa được Chính phủ trình Quốc hội, đã được điều chỉnh trên cơ sở tiếp thu góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong dự thảo, quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần đã được hiệu chỉnh thành 2 phương án với quy định hoàn toàn mới.
TPO - Tiếp thu ý kiến của thành viên Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan để lấy ý kiến liên quan tới các quy định mới trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Đặc biệt, quy định về bảo hiểm xã hội một lần sẽ tham vấn công chúng rộng rãi hơn với các phương án sửa đổi, bổ sung đưa vào dự thảo luật.
TPO - Các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế và Ngân hàng Thế giới khuyến nghị Việt Nam có thể tăng tiền trợ cấp thất nghiệp, do mức trợ cấp hiện hành thấp khó đảm bảo thu nhập cho người lao động mất việc. Cùng đó là tăng thời gian chờ, giảm tỷ lệ hưởng. Những giải pháp này có thể góp phần giảm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
TPO - Đề xuất giải pháp nhằm giảm tỷ lệ người lao động trẻ tuổi nhận bảo hiểm xã hội một lần, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam nên bổ sung trợ cấp nuôi con nhỏ vào chế độ bảo hiểm xã hội.
TPO - Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, một số cơ quan, đơn vị đề xuất tính toán lại mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp và xã hội. Tuy nhiên, cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo luật là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu quan điểm ngược lại.
TPO - Cùng với đề xuất sửa đổi quy định liên quan tới chế độ bảo hiểm xã hội một lần, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi còn đưa ra 5 quyền lợi mới mà người lao động nếu không nhận bảo hiểm xã hội một lần mới được hưởng. Đáng chú ý là quyền lợi về vay tín dụng và tham gia bảo hiểm y tế miễn phí.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra 5 trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, nhóm hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có nhiều ý kiến khác nhau thuộc về nhóm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
TPO - Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất 3 phương án liên quan tới quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Đây là điểm mới so với dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến trước đó (bổ sung thêm 1 phương án về sửa đổi liên quan chính sách này). Đáng chú ý, đề xuất mới nhất là người tham gia bảo hiểm xã hội khi luật có hiệu lực sẽ không được hưởng rút một lần.
TPO - Sau khi tiếp thu góp ý của các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ quan soạn thảo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã bỏ đề xuất tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội gồm hầu hết các khoản thu nhập thực tế của người lao động. Thay vào đó, dự luật mới vẫn cơ bản giữ quy định hiện hành, nhưng bổ sung thêm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội.
TPO - Quỹ Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện từ năm 2017, tới nay có 4 quỹ bảo hiểm thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ này, nhưng có chưa đến 900 người tham gia.
TPO - Sau khi tiếp thu góp ý của người dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự kiến sẽ trình cả 2 phương án sửa quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần để Quốc hội xem xét, quyết định.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có quy định về việc cho phép người mắc bệnh hiểm nghèo được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Để được hưởng chế độ này, Bộ Y tế vừa có đề xuất bổ sung quy định người lao động phải có kết quả giám định y khoa không còn khả năng lao động.
TPO - Một số bộ ngành, địa phương ủng hộ việc phải sửa quy định về bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần để giữ chân người lao động ở lại hệ thống, nhưng đề xuất bỏ điều kiện chờ 12 tháng sau mất việc; bổ sung chính sách tín dụng thay rút BHXH một lần. Đặc biệt, cơ quan soạn thảo cần luận giải rõ hơn về các thay đổi để người lao động hiểu và thực hiện.
TPO - Với chính sách, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được đánh giá là hào phóng, hiếm có trên thế giới, dẫn tới tỷ lệ người hưởng BHXH một lần gần bằng người tham gia mới. Dẫn tới lo ngại gánh nặng an sinh cho người cao tuổi khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam ngày càng nhanh. Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất “siết lại” chính sách này.
TPO - Thay vì chỉ đề xuất cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần với phần người lao động đóng, phần doanh nghiệp đóng chỉ được hưởng khi tới tuổi nghỉ hưu, chuyên gia đề xuất thêm phương án giải quyết bằng tín dụng với người muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
TPO - Để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung một số chế tài xử lý, như: Phong toả hoá đơn, cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp…
TPO - Trong dự thảo mới nhất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), cơ quan soạn thảo đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 60 của Luật BHXH hiện hành. Theo đó, bổ sung quy định cho phép người lao động sau khi nghỉ việc và dừng đóng BHXH 12 tháng được nhận BHXH một lần.
TP - Theo thống kê của BHXH Việt Nam, ước trong 4 tháng đầu năm 2022, số người nhận BHXH một lần giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, riêng trong tháng 4 con số này giảm 10% so với tháng 4/2021.
Bạn đọc Hoàng Thị Minh Chi hỏi: Tôi đã nghỉ việc và dừng đóng BHXH từ tháng 7/2020 nhưng chưa hưởng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Nay tôi muốn làm thủ tục hưởng BHXH một lần, vậy khoản BHTN của tôi chưa hưởng có được lĩnh cùng hay bảo lưu không?
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhiều người lao động (LĐ) tạm thời mất việc làm, cùng tâm lý lo cuộc sống trước mắt chưa nghĩ tới mai sau, khiến số lượng người rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần gia tăng, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội lâu dài. Vì an sinh lâu dài của người dân, BHXH Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để giữ chân người LĐ ở lại hệ thống BHXH.
TP - Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan soạn Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi nghiên cứu, đánh giá kỹ tác động chính sách của việc sửa điều kiện hưởng BHXH một lần, đặc biệt về lộ trình áp dụng, từ đó đề xuất giải pháp khả thi, hiệu quả, hợp lý.
Bộ Tư pháp cho rằng, một số chính sách đề xuất thay đổi trong Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có tác động lớn, cần bổ sung đánh giá kỹ hơn, như: thêm nhóm tham gia BHXH bắt buộc; chính sách hưởng BHXH một lần; giảm thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu...