Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên

Các tàu chiến Triều Tiên dồn dập pháo kích đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc ở gần biên giới trên biển Hoàng Hải vào cuối năm 2010. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến hồi thập niên 1950. Ảnh: BBC.
Các tàu chiến Triều Tiên dồn dập pháo kích đảo Yeongpyeong của Hàn Quốc ở gần biên giới trên biển Hoàng Hải vào cuối năm 2010. Đây là diễn biến nghiêm trọng nhất trên bán đảo Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến hồi thập niên 1950. Ảnh: BBC.
Bên cạnh sức mạnh hạt nhân mà Triều Tiên thường đem ra để dọa dẫm đối phương, việc Bình Nhưỡng nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân là điều không thể xem nhẹ

Từ sau Chiến tranh Lạnh, quân đội Triều Tiên nói chung, và lực lượng hải quân nói riêng, không còn nguồn tài chính dồi dào như trước để tiến hành cải tổ mạnh mẽ sức mạnh quân đội. Tuy nhiên, trang National Interest khuyến cáo, sẽ là điều sai lầm nếu các nước xem nhẹ những nỗ lực nâng cấp của Triều Tiên đối với hạm đội tàu và sức mạnh hải quân của họ trong thời gian gần đây. 

Về cơ bản, Bình Nhưỡng luôn quan tâm đến việc bảo vệ an nguy của chính quyền. Tầng lớp lãnh đạo Triều Tiên chú trọng củng cố ổn định chính trị nội bộ sau sự thay đổi nhà lãnh đạo vào cuối năm 2011. Triều Tiên cũng liên tục phản pháo những chỉ trích từ nước ngoài, đặc biệt là từ Seoul và Washington. 

Một nghiên cứu về việc hoạch định chính sách của Triều Tiên cho thấy nước này đang nỗ lực cân bằng giữa việc phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương "tự lực tự cường" và chính sách "tiên quân" (ưu tiên quân đội trước hết) để chống lại sức ép nước ngoài. Phần lớn sự răn đe của Triều Tiên dựa vào chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Trong thời bình, dưới sự bảo vệ của chiếc ô hạt nhân, sự hiện đại hóa lực lượng hải quân Triều Tiên là một diễn biến quan trọng.

Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên ảnh 1 Xác tàu Cheonan của Hàn Quốc bị đánh chìm trên biển Hoàng Hải vào tháng 3/2010. Triều Tiên phủ nhận sự liên quan đến vụ việc. Ảnh: Yonhap.
Hiện nay, các nhà lãnh đạo Triều Tiên áp dụng những biện pháp răn đe đa dạng, từ dọa dẫm đến tiến hành một cuộc tấn công hạn chế, để đạt được mục tiêu chính trị. Nói cách khác, Triều Tiên vẫn có thể sử dụng quân đội thông thường, chứ không cần đến vũ khí hạt nhân, để bày tỏ sự bất đồng với Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. 

Diễn biến điển hình là vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc vào ngày 23/11/2010. Bình Nhưỡng quyết định dùng vũ lực sau khi cảnh báo Hàn Quốc về cuộc tập trận bắn đạn thật ở gần Đường giới hạn phía bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải.

Trước đó, một tàu của hải quân Hàn Quốc là tàu hộ tống Cheonan bị đánh chìm vào tháng 3/2010. Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên là thủ phạm đánh đắm tàu của họ, nhưng miền Bắc luôn phủ nhận sự liên quan. 

Trong số những hành động khiêu khích quân sự cường độ thấp, "ngoại giao pháo hạm" là phương án mà Triều Tiên ưa chuộng nhất. Tàu tuần tra của hải quân Triều Tiên đã nhiều lần vượt qua NLL, đặc biệt mỗi khi Hàn - Mỹ sắp tổ chức tập trận, và chạm trán trực tiếp với hải quân Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải. Điển hình như các sự cố vào tháng 6/1999, tháng 6/2002 và tháng 11/2009. 

Trong hai lần đụng độ đầu tiên, các tàu Triều Tiên không phải chỉ trang bị duy nhất những khẩu pháo mà còn có tên lửa hành trình chống hạm. Hải quân Hàn Quốc từng phát hiện một số tên lửa hành trình Silkworm mà Triều Tiên triển khai dọc bờ, gần hiện trường đụng độ. Những diễn biến leo thang như vậy buộc Hàn Quốc thay đổi cách đối phó với tàu chiến Triều Tiên, chuyển sang chế độ chống tên lửa (dù sự lo ngại này may mắn không xảy ra).

Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên ảnh 2 Kim Jong Un giám sát một cuộc tập trận của lực lượng hải quân. Ảnh: Reuters.
Tuy các tên lửa mà Triều Tiên sử dụng vào thời điểm đó đều lỗi thời so với ngày nay (Hàn Quốc có thể tiêu diệt các tên lửa này dễ dàng), Hàn Quốc hiển nhiên chưa chuẩn bị tâm lý cho một trận hải chiến leo thang sử dụng vũ khí hạng nặng, và nếu tình hình xấu hơn thì có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Do vậy, những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Triều Tiên trong thời gian gần đây là không thể xem thường. 

Mới đây, Bình Nhưỡng vừa "khoe" một tên lửa hành trình mới, mà giới quan sát cho là bản sao của tên lửa Kh-35 của Nga, trang bị cho tàu tấn công có khả năng tàng hình lớp Nongo. Nếu Triều Tiên phát triển tên lửa mới dựa trên Kh-35 thì nó có phạm vi hoạt động khoảng 130 km, đe dọa các tàu chiến của Hàn Quốc, đặc biệt là các tàu xung quanh biên giới trên biển Hoàng Hải. 

Các tên lửa Kh-35 có tốc độ hạ âm, bay ở độ cao thấp và hệ thống đối phó điện tử tinh vi nên khó bị đánh chặn. Giá trị mỗi tên lửa Kh-35 chỉ khoảng 500.000 USD (so với các tên lửa của Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu hoặc 2,25 triệu USD), nên quân đội Triều Tiên có thể sở hữu nhiều tên lửa mới để trang bị cho các tàu của mình hơn.

Sức mạnh đáng gờm của hải quân Triều Tiên ảnh 3 Hải quân Triều Tiên đã phóng một số tên lửa chống hạm về phía vùng biển Nhật Bản đầu tháng 2/2015. Tên lửa chống hạm được phóng đi từ một tàu tên lửa tốc độ cao không rõ chủng loại. Chinanews nhận định, đây là loại tàu chiến hai thân kiểu tacamaran do Triều Tiên tự đóng mới. Ảnh: Chinanews.
Dưới sự bảo vệ của "chiếc ô hạt nhân", cùng với đó là những dãy tên lửa hành trình có khả năng tấn công và phòng vệ, Triều Tiên hoàn toàn có thể phát động một cuộc chiến trên biển. Gần đây, nước này chú trọng phát triển đội tàu tấn công cao tốc Kong Bang để tăng cường số lượng tàu hoạt động trên biển Hoàng Hải, từ đó nâng cao khả năng tấn công bất ngờ. 

Điểm quan trọng cuối cùng trong sức mạnh hải quân Triều Tiên là đội tên lửa răn đe chiến lược trên biển. Tháng 1 vừa qua, nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm. Những diễn biến này cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một trận chiến chống tàu ngầm. 

Kịch bản có thể xảy ra là, một tàu ngầm chở tên lửa sẽ ẩn mình trong đội tàu ngầm hoạt động phía đông bờ biển Triều Tiên. Nếu chiến tranh xảy ra, tàu này sẽ lặng lẽ đến địa điểm lên kế hoạch, vốn gần với bờ biển và nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống phòng không, và sẵn sàng tấn công.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG