Sinh viên dân tộc lo đầu ra

Sinh viên dân tộc lo đầu ra
TP - Thanh niên dân tộc thiểu số được qua đào tạo chiếm tỉ lệ nhỏ trong nhóm lao động trẻ, nhưng cũng vấp phải nhiều trở ngại khi tìm việc làm.

Học bổng cho học sinh, sinh viên dân tộc ít người
> Trao học bổng Vừ A Dính cho 42 sinh viên dân tộc thiểu số

Đa số sinh viên (SV) dân tộc có hoàn cảnh gia đình khó khăn, trong quá trình học phải vay vốn hỗ trợ của Nhà nước. Nhiều SV năm cuối đang tỏ ra lo lắng trong việc tìm đầu ra. Hoàng Văn Đức (SV năm cuối ĐH Chu Văn An, dân tộc Tày- Yên Bái) chia sẻ: “Thấy nhiều anh chị ra trường chưa có việc, mình cũng lo lắm. Gia đình đã vay gần 30 triệu đồng cho mình ăn học, tốt nghiệp rồi không biết có tìm được việc làm tốt để trả nợ không?”.

Vàng Thị Lụa (SV hệ cử tuyển năm thứ 3, CĐ Cộng đồng, dân tộc Mông - Hà Giang) băn khoăn cả việc sẽ nộp hồ sơ xin việc ở Sở Nội vụ tỉnh hay UBND tỉnh dù gần đây Chính phủ đã có Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc (có hiệu lực 4 – 3 – 2011) có nêu rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bố trí việc làm.

Các bậc phụ huynh cũng thấp thỏm về việc làm của con. Bà Hà Thị Mây (dân tộc Tày - Cao Bằng) nói: “Chúng tôi trông cậy vào Đảng, Nhà nước thôi! Hoàn cảnh gia đình có cố gắng lắm cũng chỉ lo được cho con theo đuổi con chữ. Mong con ra trường được Nhà nước sắp xếp công việc”.

Mùa A Hử (SV năm cuối ĐHKHXH & NV- Dân tộc Mông- Điện Biên) cho biết:“Tốt nghiệp ĐH, nhiều thanh niên dân tộc muốn trở về quê hương làm việc, nhưng không phải ai cũng êm xuôi. Nhiều gia đình trong bản tôi vẫn vất vả lo việc cho con sau khi tốt nghiệp”.

Nghị định 05/2011/NĐ-CP Về công tác dân tộc, tại Điều 10, mục 7 nêu cụ thể chính quyền địa phương, nơi có con em dân tộc thiểu số thi đỗ vào ĐH, CĐ và SV đi học hệ cử tuyển, có trách nhiệm tiếp nhận và phân công công tác phù hợp với ngành nghề đào tạo sau khi tốt nghiệp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
Sắp xếp bộ máy, sẽ 'đụng chạm' nhiều bộ trưởng, thứ trưởng
TPO - "Tôi chưa thống kê cụ thể, nhưng với phương án sắp xếp của Chính phủ, Quốc hội, nhìn sơ sơ đụng chạm tới khoảng 20 bộ trưởng và tương đương, cùng khoảng 80 - 100 thứ trưởng và tương đương ở cả khối Đảng, Mặt trận, Nhà nước...", TS Đinh Duy Hòa - nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính - Bộ Nội vụ nói.