Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé

Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé
Tháo vỏ gối của em bé ra giặt, gia đình chị Vân phát hoảng khi thấy hàng trăm con sâu nhỏ lúc nhúc trong đám vỏ đậu.

Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé

Tháo vỏ gối của em bé ra giặt, gia đình chị Vân phát hoảng khi thấy hàng trăm con sâu nhỏ lúc nhúc trong đám vỏ đậu.

Chị Nguyễn Thị Vân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết mẹ của chị vừa mua 2 gối đậu xanh về cho em bé mới sinh. Nhưng khi tháo vỏ gối ra giặt thì phát hiện rất nhiều sâu nhỏ bò lúc nhúc trong vỏ đậu.

Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé ảnh 1
 

“Sau khi mua 2 gối đậu xanh về nhà cho em bé, mẹ tôi đã cẩn thận bỏ toàn bộ ruột ra để giặt vỏ gối, thì thấy các hạt đậu xanh khô chuyển động. Xem kỹ thì thấy rất nhiều sâu nhỏ lúc nhúc trong đám vỏ đậu. Chúng tôi hoảng hốt, do không có máy ảnh ngay lúc đó nên đã không thể chụp lại toàn cảnh hãi hùng ấy”, chị Vân kể.

Gia đình chị đã bỏ số đậu hỏng đi và giữ số còn lại để đem ra cửa hàng trả. Nhưng vì gối đã giặt rồi nên người bán hàng không trả lại tiền.

Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé ảnh 2
 

“Không những có sâu mà bên trong gối còn rất nhiều thứ bẩn khác, như vỏ kẹo. Điều đáng nói là thái độ của người bán hàng vẫn rất thản nhiên khi mẹ tôi nói về những con sâu”, chị Vân bức xúc.

Gối đậu xanh hay vỏ đậu xanh được các mẹ truyền tai nhau là có tác dụng giúp thấm mồ hôi, cho trẻ giấc ngủ ngon. Theo các bác sĩ, vỏ đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt và giảm nguy cơ nóng sốt ở trẻ em nên khi được sử dụng làm gối sẽ mang lại nhiều tác dụng. Hơn nữa, gối làm từ vỏ đậu không có mùi và giữ vùng đầu gáy trẻ được thoáng khí.

Sâu bò trong gối ruột đậu xanh của em bé ảnh 3
 

Tuy nhiên, khi bị ẩm mốc, vỏ đậu xanh lại rất dễ sinh các con bọ nhỏ nên khi sử dụng các mẹ cần phải kiểm tra kỹ để tránh các rủi ro đáng tiếc cho sức khỏe của bé.

Theo Vietnamnet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.