Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết bệnh

Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết bệnh
Bộ trưởng Y tế yêu cầu bệnh nhân khi mắc bệnh tiêu chảy cấp chỉ xuất viện khi được bác sỹ cho phép; phải sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết hẳn bệnh.
Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết bệnh ảnh 1

Nếu bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy cấp tự ý về sớm, sẽ không đảm bảo được việc quản lý chất thải, gây nguy cơ lây lan. Ảnh: MH

Lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ca bệnh nhân bị nhiễm tiêu chảy cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã có buổi tiếp xúc, giải đáp các thắc mắc của báo giới tại buổi họp báo thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều nay.

Tại buổi họp báo, ông Triệu cho biết: Chính phủ đã có quyết định miễn toàn bộ viện phí cho các bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nguy hiểm vào điều trị. Do đó, tất cả các bệnh nhân bị nhiễm bệnh tiêu chảy cấp vào điều trị không phải đóng bất cứ khoản viện phí nào từ lúc nhập viện đến khi ra viện.

Theo giải thích của ông Triệu, bệnh tiêu chảy cấp là bệnh có những triệu chứng như đi ngoài ra nước, người bị bệnh thường kèm theo sốt, nôn mửa. Bệnh tiêu chảy cấp có thể do nhiều loại vi trùng gây ra.

Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết bệnh ảnh 2 Ngày xưa, dịch tả đã gây ra nỗi kinh hoàng có thể tiêu diệt cả một làng như trong các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Hiện chúng ta đã có thuốc đặc trị loại bệnh này. Sau 3 lần xét nghiệm âm tính, mới được coi là hết bệnh ảnh 3 - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu
         Theo VnExpress

Khoảng 15% trong số các vi trùng gây bệnh này có là loại vi trùng phảy khuẩn. Nếu thuộc phảy khuẩn nhóm 1 thì là bệnh tả. Bệnh này hiện đã có thuốc đặc trị và vi khuẩn sẽ bị chết nếu ở môi trường nhiệt độ 100oC. Do vậy nếu ăn chín, uống sôi sẽ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh.

Về nguồn gốc xuất hiện bệnh trên cả nước thời gian qua, theo báo cáo của Bộ Y tế, ngày 23/10, bệnh nhân đầu tiên là nam giới, 73 tuổi, được phát hiện ở xóm Chùa (thôn Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) với biểu hiện tiêu chảy cấp nhiều lần, mất nước nặng.

Bệnh viện đã xác định đây là một trường hợp tiêu chảy cấp nặng nguy hiểm và đã kịp thời báo cáo Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội để triển khai các biện pháp dập dịch.

Đến nay đã có 10 tỉnh, thành trong cả nước có bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm. Qua điều tra, phần lớn các trường hợp bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm đều liên quan tới việc sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh như: mắm tôm sống, rau sống, thực phẩm tươi sống, hải sản….

Bộ Y tế đã huy động tất cả các nguồn lực để phục vụ công tác phòng, chống dịch, cấp hàng chục tấn Cloramin B cho các tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch đáp ứng các nguồn lực về hậu cần để đáp ứng kịp thời nếu dịch lan rộng.

Liên quan đến Đề án tăng viện phí, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, chủ trương của Nhà nước là tính đúng tính đủ viện phí nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng thuộc diện chính sách, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người nghèo, người cận nghèo. Những đối tượng này sẽ vẫn được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe theo quy định.

Theo TTXVN

MỚI - NÓNG