Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu

Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu
Mặc dù đã được triển khai gần 20 năm nhưng việc sản xuất giống lúa lai của nước ta hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Theo số liệu từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trên 70% lượng hạt giống lúa lai F1 phục vụ sản xuất trong nước phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu

Mặc dù đã được triển khai gần 20 năm nhưng việc sản xuất giống lúa lai của nước ta hiện mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu. Theo số liệu từ Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), trên 70% lượng hạt giống lúa lai F1 phục vụ sản xuất trong nước phải nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

Sản xuất giống lúa lai: Chưa đáp ứng được nhu cầu ảnh 1
 Ảnh: minh họa - Internet
 

Mới đáp ứng được20 - 25%

Chương trình nghiên cứu và phát triển lúa lai của nước ta bắt đầu từ năm 1992 với hai tổ hợp lúa lai đầu tiên là HV1, HV2 do Bộ NN&PTNT nhập nội và tiến hành gieo trồng tại Đan Phượng. Theo đánh giá, lúa lai cho năng suất cao hơn 15 - 20% so với lúa thuần. Tuy nhiên, cho đến nay, sau gần 20 năm, việc nghiên cứu và sản xuất giống lúa lai của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, hiện mỗi năm Việt Nam chỉ sản xuất được khoảng 3.500 - 4.000 tấn hạt giống lúa lai F1, mới đáp ứng được 20 - 25% nhu cầu trong nước.

Không những thiếu nguồn giống, chúng ta còn chưa có nhiều dòng lúa lai bố mẹ có đặc tính nông học tốt và cho ưu thế lai cao. Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Năng suất của một số tổ hợp lúa lai chọn tạo trong nước còn thấp nên chưa thu hút được người nông dân tham gia sản xuất hạt giống lúa lai F1. Hơn nữa, các tổ hợp lai chưa phong phú, đặc biệt còn thiếu các tổ hợp lai chống chịu với sâu bệnh (nhất là rầy nâu, bạc lá) và điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi như mặn, hạn, úng, rét… Các giống lúa lai có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cũng còn ít.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học nông nghiệp (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) cho biết thêm: Số lượng các tổ hợp lúa lai do Việt Nam tự chọn tạo giống còn rất "khiêm tốn". Từ năm 2004 đến nay, chúng ta mới chỉ có 10 tổ hợp lúa lai được công nhận giống quốc gia và 16 giống được công nhận sản xuất thử. Nguyên nhân là do vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lúa lai còn dàn trải, nguồn nhân lực nghiên cứu vừa thiếu lại vừa yếu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước lại không ưu tiên sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại Việt Nam do tính rủi ro cao và sợ mất bản quyền…

Cần quy hoạch các vùng sản xuất tập trung

Vụ Xuân 2011, diện tích sản xuất lúa lai F1 đạt 1.361ha, thấp hơn cùng kỳ 2010 trên 600ha. Để có đủ nguồn giống lúa lai cung ứng cho sản xuất, theo ông Nguyễn Trí Ngọc, cần tiến hành quy hoạch các vùng, các làng nghề sản xuất giống lúa lai tập trung với diện tích khoảng 4.500ha. Phấn đấu đến năm 2015, nước ta sẽ tự chủ được 50 - 70% nhu cầu giống lúa lai và đến năm 2020 đạt 80%.

Theo GS.TS Hoàng Tuyết Minh, Hội Giống cây trồng Việt Nam, cần chọn tạo đều cả giống lúa lai hai dòng và ba dòng. Đồng thời xây dựng tiêu chí của sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có được các dòng mẹ ưu tú để có tổ hợp lai đạt mức siêu cao sản, tương đương với các tổ hợp lai tốt của Trung Quốc. Đặc biệt, cần gắn kết chặt chẽ nghiên cứu, chọn tạo giống với doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm.

Bên cạnh đó, để khuyến khích sản xuất hạt giống lúa lai, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ rủi ro cho sản xuất giống lúa lai F1 cao hơn mức 1,5 triệu đồng/ha hiện nay của lúa thuần. Đồng thời, bổ sung các tỉnh có sản xuất giống lúa lai F1 vào danh sách thí điểm bảo hiểm nông nghiệp chuẩn bị triển khai từ 1/7 tới. Cùng với đó, có chính sách ưu tiên đầu tư trang thiết bị và đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu giống lúa lai…

Theo Thắng Văn
Báo Kinh tế đô th

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Cần sớm hướng dẫn phòng ngừa
Cần sớm hướng dẫn phòng ngừa
TP - Sau khi hãng dược phẩm AstraZeneca thừa nhận loại vắc xin COVID-19 do họ sản xuất có thể gây ra tác dụng phụ dẫn đến đông máu, tử vong, nhiều người tiêm vắc xin của hãng này đã bày tỏ lo ngại.