Rủi ro hút vốn từ phát hành trái phiếu xây khu công nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
Foxconn một trong những thành công lớn của Bắc Giang nhờ “làm tổ” cải cách môi trường đầu tư tốt ảnh: ng.Thắng
Foxconn một trong những thành công lớn của Bắc Giang nhờ “làm tổ” cải cách môi trường đầu tư tốt ảnh: ng.Thắng
TP - Làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) khu  công nghiệp đang “dậy” lên với nhiều  kỳ vọng lớn. Nhiều doanh nghiệp đua nhau mở đợt huy động vốn với lãi suất cao để đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phân khúc BĐS công nghiệp nhiều tiềm năng nhưng không “dễ xơi”.

Cty CP Bất động sản Phát Đạt (PDR) là doanh nghiệp có tiếng trong TPHCM. Năm 2019, doanh nghiệp này gây bất ngờ khi phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 14,5%/năm (cao hơn rất nhiều những đợt phát hành trái phiếu trước đó của doanh nghiệp này). Đợt phát hành trái phiếu này để huy động số vốn lên tới 200 tỷ đồng.

Đến tháng 8/2020, doanh nghiệp này góp vốn thành lập Cty CP Đầu tư và Phát triển Khu Công nghiệp Phát Đạt với vốn điều lệ 680 tỷ đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp này công bố sẽ tập trung vào các địa phương đã có cơ sở và lợi thế để phát triển khu công nghiệp hiện đại, điển hình là Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về khu công nghiệp, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) năm 2020 đã huy động vốn bằng kênh trái phiếu. KBC phát hành 4 triệu trái phiếu ra công chúng để huy động 400 tỷ đồng. Số tiền này công ty nói sẽ dùng để tăng quy mô vốn hoạt động của các công ty con, nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh bằng việc cho các công ty con vay.

Tuy nhiên, xem lại báo cáo thường niên năm 2019, trước đó KBC cho hay, sẽ tiếp tục có kế hoạch đầu tư hoàn thiện hàng loạt dự án đang xây dựng dở dang, trong đó phần lớn là các KCN như KCN Quang Châu, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Tân Phú Trung, và 2 khu đô thị lớn là Khu đô thị Phúc Ninh (Tp Bắc Ninh) và KĐT Tràng Duệ (Hải Phòng)…Nguồn vốn đầu tư cho các dự án vào khoảng 1.500 - 2.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng thông qua nguồn tín dụng hoặc trái phiếu.

Cuối năm 2020, một đại gia trong làng BĐS công nghiệp khác là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (BCM) cũng thông báo phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm, kỳ tính lãi 6 tháng 1 lần. Dù là doanh nghiệp niêm yết nhưng thông tin công bố của Becamex IDC cũng không nêu rõ lãi suất, chi tiết tài sản đảm bảo, các bên thu xếp vốn...

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 7/2020, tỷ lệ lấp đầy ở nhiều khu công nghiệp còn thấp, nhất là tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung bộ, ở mức dưới 30%. Theo báo cáo này, ưu thế phát triển công nghiệp đang thuộc về một số “địa chỉ đỏ” như Bắc Ninh, Hà Nội hay Hải Phòng, bởi đây đều là các khu kinh tế trọng điểm phía Bắc với 27 trung tâm logistics, chiếm 55% tổng số trung tâm logistics của cả nước, trong đó riêng Bắc Ninh là 14 trung tâm, Hà Nội là 11 trung tâm và Hải Phòng là 2 trung tâm.

Giải thích về câu chuyện trên, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, các khu công nghiệp ở những địa phương không phải trọng điểm tuy có giá thuê thấp, nhưng đây không phải là yếu tố tiên quyết trong thu hút đầu tư, nên tỷ lệ lấp đầy không cao là dễ hiểu.

“Giá thuê rẻ chỉ là một yếu tố, khách hàng còn phải cân nhắc nhiều yếu tố quan trọng khác như chuỗi cung ứng, khả năng tiếp cận nguồn vật liệu, phương án vận chuyển hàng hóa sau khi được sản xuất”, ông Matthew Powell nói.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.