TPO - Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho biết, trong tháng 4/2022, không có doanh nghiệp bất động sản (BĐS) nào phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
TPO - Tài sản nhỏ, vốn điều lệ ít ỏi nhưng nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) liên tục phát hành trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được đảm bảo bằng tài sản và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành để thu về hàng chục ngàn tỷ đồng.
TP - Chưa lúc nào doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã niêm yết và chưa niêm yết lại dễ dàng vay nợ vốn trong dân từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) như thời gian vừa qua. Hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt được thu về sau mỗi đợt phát hành trái phiếu không tài sản đảm bảo, thậm chí tài sản đảm bảo bằng cổ phiếu trong khi quyền lợi nhà đầu tư bỏ ngỏ và việc giám sát của cơ quan quản lý ra sao không ai biết.
TPO - Phó Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Văn Yên cho rằng, việc xử lý các vụ án lớn liên quan đến doanh nghiệp trong thời gian qua được xem xét, tính toán kỹ lưỡng, không có chuyện “bắt chuột mà vỡ bình”.
TPO - Theo số liệu từ đơn vị xếp hạng tín nhiệm FiinRatings (Fiingroup), áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn trong 2-3 năm tới đây khá lớn. Hiện, quy mô dư nợ của ngành bất động sản (BĐS) khoảng 189 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021 và 73% giá trị này (gần 138 nghìn tỷ đồng) có điểm rơi đáo hạn vào 3 năm tới đây (2022 – 2024).
TPO - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư, phân phối, giao dịch và sử dụng vốn thu được từ phát hành trái phiếu, nhất là phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản.
TP - Dù chịu nhiều rào cản trong năm 2022 nhưng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, không phải là khoản nợ thứ cấp của doanh nghiệp vẫn ồ ạt được phát hành, gây nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và hệ thống tín dụng.
TP - Hàng nghìn tỷ đồng được các công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh huy động qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất lên tới 12%/năm cho các dự án bất động sản. Tuy nhiên, các đợt phát hành này vừa bị Ủy ban Chứng khoán hủy, lập tức tác động lên thị trường tài chính cũng như bất động sản, khiến nhà đầu tư lo lắng.
TPO - Sau 2 năm gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đã tích cực gia tăng quỹ đất, phát hành trái phiếu để mở rộng thị trường.
TPO - Sáng 4/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2022. Cũng trong phiên sáng nay, chứng khoán lập đỉnh mới 1.517 điểm.
TPO - Nguồn cung bất động sản (BĐS) thấp nhất 5 năm qua; ‘Sốt đất’ vùng ven khiến giá nhà, đất nhảy loạn; BĐS công nghiệp ‘lên ngôi’; Đấu giá đất Thủ Thiêm (TP.HCM) đạt mức cao kỷ lục; Nở rộ trái phiếu doanh nghiệp; Hàng loạt đại gia BĐS bị bắt, rơi vào lao lý… là những điểm nhấn đầy biến động của thị trường BĐS Việt Nam năm 2021.
TPO - Ngày 11/12, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết, đang phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an để xem xét xử lý vụ việc Công ty CP Tập đoàn VsetGroup phát hành hơn 670 hợp đồng mua bán trái phiếu với giá trị hơn 200 tỷ đồng.
TPO - Trong 11 tháng đầu năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục là kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp với trên 495.000 tỷ đồng phát hành thành công. Tuy nhiên, năng lực trả nợ vay của các đơn vị phát hành đang rất yếu.
TP - Thời gian qua, cơ quan quản lý liên tục có động thái siết chặt quản lý hoạt động phát hành, mua bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Nhiều doanh nghiệp, công ty chứng khoán bị phạt vì sai phạm phát hành trái phiếu.
TPO - Bộ Tài chính vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan (của Bộ) đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Trong năm nay, Bộ Tài chính đã nhiều lần chỉ đạo, cảnh báo liên quan tới thị trường TPDN.
TPO - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa có quyết định xử phạt 600 triệu đồng đối với Công ty CP Tập đoàn VsetGroup vì chào bán trái phiếu sai quy định đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thu hồi chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền hoặc tiền đặt cọc (nếu có), cộng thêm tiền lãi (tiền gửi không kỳ hạn) cho nhà đầu tư.
TP - Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ngưng trệ vì dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp (DN) đang “âm thầm” đua huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu cao nhất hiện nay là hơn 18%/ năm với quảng cáo không rủi ro, kiếm tiền cả khi ngủ… hòng dụ nhà đầu tư có tiền gửi ngân hàng lao vào cuộc chơi này.
TPO - Theo Bộ Tài chính trong 6 tháng đầu năm, trái phiếu doanh nghiệp (DN) được phát hành tiếp tục tăng, dù vậy nhà đầu tư cần hết sức lưu ý là lãi suất cao sẽ đi kèm rủi ro cao, do đó phải hết sức thận trọng.
TP - Làn sóng đầu tư bất động sản (BĐS) khu công nghiệp đang “dậy” lên với nhiều kỳ vọng lớn. Nhiều doanh nghiệp đua nhau mở đợt huy động vốn với lãi suất cao để đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phân khúc BĐS công nghiệp nhiều tiềm năng nhưng không “dễ xơi”.
TPO - Nghị định 81 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, có hiệu lực từ hôm nay 1/9 sẽ cao nâng cao tiêu chuẩn, giới hạn về phát hành trái phiếu riêng lẻ. Trước giờ G, đã diễn ra cuộc tăng tốc phát hành trái phiếu, đẩy rủi ro về phía người mua.
TP - Trong mùa dịch COVID - 19, nhiều doanh nghiệp địa ốc đua nhau phát hành trái phiếu để huy động vốn. Chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu tốt cho thị trường nhưng thận trọng để tránh rủi ro.
TP - Việc huy động trái phiếu Chính phủ năm nay được đánh giá là thuận lợi và suôn sẻ. Đến giờ này, kế hoạch huy động vốn đã gần cán đích. Tuy nhiên, lạ là dù có đến cả trăm ngàn tỷ huy động xong nhưng cuối cùng, ngân sách cũng chưa hề tiêu đến mà đưa vào “cất kho” gần như còn nguyên đó. Trong khi, tiền vay không được sử dụng thì lãi suất hàng ngày, nhà nước phải “è” ra chi trả.
TP - Ngày 15/10, đoàn đại biểu quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội có buổi làm việc với thường trực HĐND, UBND, MTTQ thành phố trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.