Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sau thời gian ảnh hưởng của COVD-19, các nghệ nhân làng nghề truyền thống tại Hà Nội lại bận rộn với những con vật được tạo tác từ những bàn tay khéo léo.
Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 1

Cận ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6), gia đình nghệ nhân Đặng Văn Tiên tại thôn Xuân La, xã Phượng Dực (huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội) bận rộn từ sáng sớm đến tối mịt.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 2

Anh Tiên cho biết, từ đợt sau Tết Nguyên đán 2022 – khi dịch COVID-19 vãn dần, gia đình anh háo hức vì thực sự được tiếp tục miệt mài với nghề nặn tò he.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 3
Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 4

“Vài năm vừa qua là thời điểm khó khăn với gia đình, lúc đó chúng tôi vẫn sản xuất tò he tại nhà để đợi khi hết dịch có thể xuất ra đem đi bán. Hiện tại, nhịp sản xuất đã ổn định trở lại. Gia đình chia nhau các đầu việc: Người ở nhà làm bột, nặn số lượng hàng trăm chiếc do khách đặt trước. Riêng tôi và anh em đi các sự kiện, tổ chức trải nghiệm cho các cháu thiếu nhi tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội”, anh Tiên háo hức chia sẻ.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 5

Vừa thoăn thoắt những ngón tay nặn những con tò he, bà Đặng Thị Với Hải – mẹ nghệ nhận Tiên, chia sẻ với PV: Ngày nay, khâu chế biến bột đã khác xưa với sự trợ lực của công nghệ, người thợ không phải vất vả giã bột thủ công như xưa.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 6

Tuy nhiên, sản phẩm muốn có hồn vẫn phải nhờ vào bàn tay khéo léo của người thợ nặn.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 7
Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 8
Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 9

“Bên cạnh những hình tượng truyền thống như con gà, trâu, con rồng, bông hoa… thì hiện nay người thợ còn có thể nặn cả siêu nhân, người nhện, pikachu… Giá bán lẻ trung bình mỗi sản phẩm rơi vào 20 nghìn đồng. Điều này cũng đòi hỏi chúng tôi phải có trí tưởng tượng phong phú. Khi sản phẩm nhận được sự hào hứng của các cháu là sự thành công lớn nhất với người thợ”, bà Hải cho biết.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 10

Theo bà Hải, ngày xưa người dân chưa có đủ điều kiện kinh tế để cho con em thỏa thích với những thú chơi, nên người làm nghề nặn tò he phải làm thêm nhiều nghề khác để mưu sinh.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 11

Hiện nay, đời sống nhân dân đổi thay, người làm nghề truyền thống nếu như đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của khách hàng thì hoàn toàn có thể sống tốt với nghề. Ngày Quốc tế thiếu nhi năm nay, gia đình bà Hải hứa hẹn sẽ vô cùng bận rộn vì đã kín lịch từ sớm.

Rộn ràng làng tò he ngày Tết thiếu nhi ảnh 12

Trong ảnh: Các sản phẩm tò he hoàn thành, chờ ngày xuất xưởng.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Văn Tẫn – Trưởng câu lạc bộ tò he của thôn, cho biết CLB hiện nay có tất cả 150 hội viên, trong đó có nhiều hộ sống hoàn toàn bằng nghề nặn tò he với thu nhập tốt. Hiện dịch vãn dần, hoạt động sản xuất của CLB đã dần đi vào ổn định. CLB hiện tích cực để quảng bá sản phẩm tới nhiều đối tượng khác nhau, đồng thời liên hệ với ban tổ chức những lễ hội, sự kiện để các nghệ nhân, thợ nặn có thêm nhiều cơ hội biểu diễn, phục vụ du khách khi đi du xuân, trẩy hội.

MỚI - NÓNG