‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương

‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương
TPO - Đạt nhiều huy chương vàng môn bơi lội ở đấu trường quốc tế lẫn trong nước dành cho người khuyết tật, cô gái quê Long An - Huỳnh Thị Kim Hoàng (34 tuổi, quê Long An, thành viên đội tuyển thể thao người khuyết tật TPHCM) vẫn chưa thấy thoả mãn. Cô bắt tay vào hành trình khởi nghiệp, khát khao được làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Nghị lực vươn lên

Hoàng sinh ra ở miệt sông nước của huyện Cần Đước (Long An) trong gia đình có 8 anh chị em. Cô gái kể, nhà nghèo, đông anh em. Chưa tròn một tuổi, cô bị sốt cao. Từ đó cánh tay trái bị teo và liệt.

Nhà miệt sông nước, từ nhỏ cô thích nghịch nước. Nhà có cái ao, ngày nào cô cũng xuống tập bơi với chiếc canh nhựa. Cô gái biết bơi như một bản năng, còn kỹ thuật bơi thì mù mịt. “Hồi đó ở quê ai cũng nói mình là "rái cá" miệt sông nước”, Hoàng nhớ lại.

‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương ảnh 1 Kim Hoàng tập luyện bơi lội. 

Đầu năm 2013, cơ hội đến khi cô được gọi vào đội tuyển thể thao người khuyết tật TPHCM với môn bơi lội. Lúc này Hoàng đã 27 tuổi. Hành trình tập luyện và thi đấu thể thao chuyên nghiệp của Kim Hoàng bắt đầu từ các giải trong nước, đến giải Đông Nam Á (Para Games).

‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương ảnh 2 Hoàng ở đội tuyển bơi lội.
‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương ảnh 3 Và huy chương cô đạt được.

Trong suốt những năm tham gia thi đấu, cô gái có biệt danh “rái cá” Huỳnh Thị Kim Hoàng giành nhiều huy chương. Tại ASEAN Para Games 7 (tổ chức tại Myanmar năm 2014), cô đạt hai chương bạc, một huy chương đồng. Đến nay cô giành đến 13 huy chương vàng, 5 huy chương bạc ở các kỳ đại hội thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.

Để có được những thành quả này, Hoàng và đồng đội trải qua những tháng ngày tập luyện gian khổ. “Những lúc tập luyện bơi lội, da và tóc của các vận động viên bị tổn thương nặng nề lắm. Bản thân mình hay bị rụng tóc do ảnh hưởng của nắng và nước hồ bơi”, Kim Hoàng nói về bước ngoặt cô khởi nghiệp.

Ước mơ làm giàu, thay đổi số phận

Từ năm 2013 đến nay, ban ngày tập luyện ở TPHCM, tối Hoàng chạy xe máy về Cần Đước (Long An) với quãng đường hơn 50km mày mò phát triển các sản phẩm từ thiên nhiên.

Ban đầu, cô tự nấu và sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên như cỏ mần trầu, bồ kết, sả...để chăm sóc tóc và da. Cô dùng thấy hiệu quả nên giới thiệu cho đồng đội sử dụng. 

‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương ảnh 4 Hoàng bên vườn thảo mộc.

Nhận được phản hồi tích cực từ mọi người, cô gái vàng của làng thể thao khuyết tật tiếp tục phát triển ý tưởng của mình thành một sản phẩm có thương hiệu từ thiên nhiên như bồ kết, cỏ mần trầu, cám gạo…

‘Rái cá’ đường đua xanh khởi nghiệp làm giàu cho quê hương ảnh 5 Cô gái ước mơ làm giàu cho quê hương từ các sản phẩm thiên nhiên

“Hiện tại mình đã xây dựng được một vườn trồng các loại cây thảo mộc, dược liệu phục vụ cho việc bào chế ra các sản phẩm”, Hoàng nói. Đến tháng 10/2018, Hoàng mạnh dạn đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Hafabo với các sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên cho da và tóc.

Dù vậy Kim Hoàng vẫn khiêm tốn vì mọi thứ đang trong giai đoạn bắt đầu. “Để có được thành công, bản thân mỗi người phải có niềm đam mê và tính kiên trì”, Hoàng nói.

Bà Lại Thị Kim Minh, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ huyện Cần Đước (Long An) cho biết, năm 2018, dự án khởi nghiệp của Huỳnh Thị Kim Hoàng đạt giải nhất tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo” lần 1 do tỉnh Long An phát động. Kim Hoàng là một trong số những gương phụ nữ khởi nghiệp điển hình của địa phương, đặc biệt là nghị lực vươn lên của bạn ấy.

Thời gian qua Hội Phụ nữ hỗ trợ nguồn vốn để bạn Hoàng nâng cấp nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại hơn. Bên cạnh đó, đơn vị tổ chức tập huấn kiến thức, giới thiệu các sản phẩm của Hoàng đến các hội chợ, kênh phân phối bán hàng qua bưu điện…Đến nay, công ty của Hoàng góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ ở địa phương.

MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.