TPO - Tại những quốc gia ô nhiễm không khí thuộc hàng top này, chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp 11, thậm chí tới 15 lần so với chỉ số cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
1. Những quốc gia nào có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới trong năm 2023?
icon
Bangladesh, Mông Cổ và Ấn Độ
icon
Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ
icon
Indonesia, Pakistan và Ấn Độ
Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 19/3/2024 của tổ chức đo lường không khí Thụy Sĩ IQAir, Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ là 3 quốc gia có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới trong năm 2023. Dữ liệu này được thu thập từ hơn 30.000 trạm quan sát khắp 134 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Pakistan vẫn giữ nguyên vị trí top 3 quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới. Bangladesh và Ấn Độ đã thay thế vị trí trước đó của Cộng hòa Chad và Iran.
2. Chỉ số bụi mịn PM2.5 ở các nước này cao gấp bao nhiều lần so với chỉ số cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới WHO?
icon
15 lần
icon
20 lần
icon
25 lần
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cụ thể là chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp 15 lần so với chỉ số cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Nếu như WHO khuyến cáo chỉ số bụi mịn không được vượt quá 5 microgram/m³ thì tại Bangladesh con số này chạm ngưỡng 79,9 microgram/m³, tại Pakistan là 73,7 microgram/m³ và tại Ấn Độ là 92,7 microgram/m³.
3. Tỷ lệ tử vong sớm ở Bangladesh rơi vào bao nhiêu %?
icon
5%
icon
15%
icon
20%
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo ước tính, tỷ lệ tử vong sớm ở Bangladesh rơi vào khoảng 20%, mà nguyên nhân được cho là do ô nhiễm không khí. Chỉ tính riêng chi phí chăm sóc sức khỏe do ô nhiễm không khí cũng chiếm từ 4 - 5% GDP của nước này. Cộng hòa Chad từng giữ vị trí quốc gia ô nhiễm không khí nhất thế giới vào năm 2022, nhưng tới năm 2023, nước này đã khắc phục và thoát khỏi top 3. Iran và Sudan cũng nối gót và được đưa ra khỏi danh sách xấu. Chỉ số bụi mịn PM2.5 cũng tăng 6,3% ở Trung Quốc lên mức 32,5 microgram/m³ trong năm 2023, sau 5 năm giảm liên tiếp. Chỉ có duy nhất Úc, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand đạt chuẩn mức cho phép về chỉ số bụi mịn PM2.5 của WHO.
4. Thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2024?
icon
Lahore
icon
Begusarai
icon
New Delhi
Câu trả lời đúng là đáp án C: Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đã được ghi nhận là thành phố ô nhiễm nhất thế giới vào sáng ngày 13/11/2024, khi người dân thức dậy trong bầu không khí dày đặc sương mù và khói bụi, báo hiệu tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại New Delhi đã vượt ngưỡng 1.000 – mức "nguy hiểm" theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, khiến tầm nhìn bị hạn chế và buộc nhiều chuyến bay bị hủy. Trong bảng xếp hạng ô nhiễm toàn cầu theo thời gian thực của nhóm IQAir (Thụy Sĩ), New Delhi đã vượt qua Lahore của Pakistan để trở thành thành phố ô nhiễm nhất, với AQI trên 1.000. Tuy nhiên, theo Cơ quan Quản lý Ô nhiễm Ấn Độ, chỉ số AQI của New Delhi đo được khoảng 350 vào thời điểm đó. Với chỉ số AQI đo mức độ bụi mịn PM2.5, New Delhi đã ghi nhận mức độ ô nhiễm gấp 30-35 lần giới hạn an toàn của WHO. Đây là lần đầu tiên trong năm nay AQI tại New Delhi vượt mốc 1.000, khiến thành phố ngập trong làn khói mù dày màu xám vàng.
5. Hà Nội bị coi là ô nhiễm nhất khi chỉ số AQI trung bình ngày 30/12/2024 là bao nhiêu?
icon
232
icon
332
icon
432
Câu trả lời đúng là đáp án A: IQAir sáng 30/12, xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Cập nhật đến 11 giờ cùng ngày, chỉ số AQI trung bình tại Hà Nội là 232, ở mức "rất không tốt cho sức khỏe con người". Cá biệt, trong các trạm đo có trạm tại Quảng Khánh, Tây Hồ với chỉ AQI vượt hơn 300, ở mức "nguy hiểm". AQI là chỉ số theo dõi chất lượng không khí dao động từ 0-500, chỉ số càng cao thể hiện mức độ ô nhiễm và tác động đến sức khỏe càng cao.
6. Năm 2024, Hà Nội được xếp hạng thành phố ô nhiễm cao thứ mấy trong khu vực ASEAN?
icon
Thứ nhất
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngày 22 tháng 3 năm nay, khi cuộc khảo sát thường niên của IQAir xếp Việt Nam là quốc gia ô nhiễm cao thứ 2 trong khu vực ASEAN và có chất lượng không khí kém thứ 22 trên toàn cầu. Hà Nội được xếp hạng thành phố ô nhiễm thứ 8 trên thế giới.
7. Có bao triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm vì ô nhiễm không khí?
icon
7 triệu người
icon
12 triệu người
icon
17 triệu người
Câu trả lời đúng là đáp án A: Với số người thiệt mạng lên tới hơn 7 triệu mỗi năm, ô nhiễm không khí gây tử vong nhiều hơn cả AIDS và sốt rét cộng lại. Trên khắp các châu lục, bao gồm cả Nam Cực, ô nhiễm không khí đã trở thành một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại. Khí thải từ công nghiệp, xe cộ, nấu ăn, sưởi ấm và các chất ô nhiễm tự nhiên như bụi và cát đều góp phần khiến cho ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ có 7 quốc gia trên toàn cầu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng không khí do WHO đặt ra, đồng nghĩa là 99% dân số thế giới có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến không khí họ hít thở.
TPO - Đại tá Đào Quốc Thạo giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn. Thượng tá Nguyễn Xuân Thanh giữ chức Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
TPO - Hầu hết các pano, biển quảng cáo tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh đều hư hỏng, trơ khung gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị khi mùa du lịch biển đang tới gần.
TPO - Sau khi bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, TP. Vũng Tàu còn lại 5 phường, TP Bà Rịa còn 3 phường, TP. Phú Mỹ còn 7 phường, huyện Châu Đức sắp xếp thành lập 6 xã, huyện Long Đất 4 xã, huyện Xuyên Mộc 7 xã, riêng Côn Đảo là huyện đặc thù không có đơn vị hành chính cấp xã.
TPO - Chiều 6/4, theo đề nghị của phía Malaysia, Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc điện đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim để trao đổi về tình hình quan hệ song phương và đánh giá về một số vấn đề khu vực, quốc tế mới nổi gần đây.
TPO - Chiều 6/4, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn tổ chức bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng, chức vụ Chính ủy BĐBP tỉnh Lạng Sơn và công bố quyết định bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo đơn vị.
TP - Kiến trúc sư, Luật sư Nguyễn Hồ cho rằng, việc sáp nhập các tỉnh miền núi Tây Nguyên với miền biển Nam Trung bộ không chỉ là một bài toán hành chính, mà còn là cơ hội để tái cấu trúc hệ thống đô thị, hạ tầng và kinh tế vùng theo hướng tối ưu hơn.
TP - Lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên kỳ vọng, phương án dự kiến sáp nhập tỉnh, thành theo hướng kết nối rừng - biển nếu thành hiện thực sẽ giúp các địa phương này tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, rộng đường để nông sản vươn ra biển lớn. Khi các tuyến cao tốc được đầu tư, vận hành sẽ thúc đẩy giao thương mạnh mẽ giữa các vùng, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực.
TP - Vụ người mẹ giết con trai mình để trục lợi bảo hiểm gây rúng động người dân xứ Quảng. Đến cả người thân cũng không thể ngờ bởi “quỷ đội lốt người” và mong pháp luật phải trừng trị nghiêm minh.
TPO - Đại tá Đào Quốc Thạo giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn. Thượng tá Nguyễn Xuân Thanh giữ chức Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
TPO - Hôm nay (7/4), miền Bắc, Bắc Trung Bộ tiếp tục có mưa rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa, mưa to. Dự báo từ mai, trời giảm mưa, trưa chiều hửng nắng. Các nơi khác hôm nay ngày nắng, ít mưa, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng diện rộng.
TPO - Sáng 6/4 (giờ địa phương), tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể cấp cao Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 150 (IPU-150).
TPO - Ngày 7/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Chính phủ dự Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào Khamtay Siphandone tại Vientiane, Bộ Ngoại giao thông báo.