Phóng viên nước ngoài và những nhầm lẫn 'cười ra nước mắt' khi đi tác nghiệp SEA Games

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Một nhóm phóng viên người Indonesia đến Việt Trì, Phú Thọ để đưa tin về thể thao nước nhà, chủ yếu là về U23 Indonesia. Tại đây, họ đã gặp những sự cố hài hước...
Phóng viên nước ngoài và những nhầm lẫn 'cười ra nước mắt' khi đi tác nghiệp SEA Games ảnh 1

"Khác biệt ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất"

Một phóng viên của tờ Bola nói về những ngày làm việc tại Việt Trì: "Sự khác biệt về ngôn ngữ thường là một trở ngại khi đi nước ngoài, đặc biệt nếu cộng đồng xung quanh không hiểu các ngôn ngữ quốc tế. Chúng tôi từng trải qua tình huống này và mới nhất là khi đưa tin về SEA Games tại Việt Nam.

Khi đến Việt Trì để tác nghiệp trận đấu của Indonesia, chúng tôi đã gặp sự cố khi giao tiếp với người dân địa phương. Không giống như Hà Nội, phần lớn người chúng tôi gặp ở Việt Trì không rành tiếng Anh. Ngay cả lễ tân của khách sạn nơi chúng tôi lưu trú tại Việt Trì cũng không nói tốt tiếng Anh. Vì thế, nhiều bối rối nảy sinh, chúng tôi chỉ có thể dùng ký hiệu, nhưng sự hiểu nhau vẫn là rất nhỏ.

Sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi tìm ra cách tương tác với người dân ở đây nhờ Google Dịch với tính năng Google Voice. Chúng tôi gõ hoặc ghi âm giọng nói bằng Google Voice, sau đó được dịch sang tiếng Việt. Và ngược lại khi lễ tân nói chuyện với chúng tôi, anh ấy nói tiếng Việt qua Google Dịch để chuyển sang tiếng Indonesia".

Phóng viên nước ngoài và những nhầm lẫn 'cười ra nước mắt' khi đi tác nghiệp SEA Games ảnh 2

Google Dịch là công cụ giao tiếp tối ưu của phóng viên

"Đến sân vận động thành đi mua... sàn gỗ"

Vì đã quen với việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến tại Hà Nội nên các phóng viên tỏ ra bối rối khi đến Việt Trì. "Trái ngược với Hà Nội, nơi có rất nhiều phương tiện giao thông công nghệ, chúng tôi không tìm thấy taxi công nghệ ở Việt Trì. Chỉ có taxi tính tiền theo cây số", phóng viên này chia sẻ.

"Nhưng mọi thứ không chỉ khó khăn ở đó. Việc đọc tên các địa điểm ở Việt Nam, trong đó có địa điểm ở tỉnh Phú Thọ, cũng không hề đơn giản. Chúng tôi muốn đến một nơi nào đó nhưng không biết đọc tiếng Việt thế nào, vì nó là địa danh, không có trong Google Dịch.

Phóng viên nước ngoài và những nhầm lẫn 'cười ra nước mắt' khi đi tác nghiệp SEA Games ảnh 3

Các phóng viên và trải nghiệm đi taxi tại Việt Trì

Tên sân vận động Việt Trì chẳng hạn. Đây là nơi thi đấu của U23 Indonesia tại SEA Games 31. Chúng tôi gõ tên "San van dong Viet Tri" nhưng nó thậm chí không hiện lên trên Google Maps. Chúng tôi không biết gõ có dấu thế nào. Khi hỏi, có người đã chỉ chúng tôi đi mua "sàn gỗ".

Ngoài ra, còn rất nhiều địa điểm hoặc tên đường khác không khớp với Google Maps. Chúng tôi hỏi người dân, nhưng nhiều cư dân ở đây không nói được tiếng Anh. Ngay cả đối với những nơi như khách sạn, gặp người nói tiếng Anh cũng rất khó".

Tuy nhiên theo anh Bandung Saputra, nhân viên truyền thông của U23 Indonesia thì anh vẫn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ các tình nguyện viên hay thành viên của BTC giải: "Những tình huống như thế này buộc chúng tôi phải nỗ lực giao tiếp nhiều hơn. Tuy nhiên, người địa phương của ban tổ chức SEA Games vẫn có thể nói tiếng Anh. Vì vậy, quá trình giao tiếp vẫn trôi chảy".

MỚI - NÓNG