Phó TGĐ VEC vừa bị bắt, duyên nợ với đường sắt Cát Linh-Hà Đông thế nào?

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
TPO - Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố bị can, bắt giam ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ VEC về tội “Vi phạm quy định về đầu tư…gây hậu quả nghiêm trọng”. Đáng chú ý, ông Hùng từng giữ quyền TGĐ đường sắt Cát Linh – Hà Đông được 5 tháng, sau đó bị giáng chức rồi chuyển qua làm Phó TGĐ VEC.

Cụ thể, ngày 9/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó TGĐ Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 224 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố, ra lệnh bắt, cấm đi khỏi nơi cư trú với 6 bị can khác thuộc VEC và Ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, về cùng tội danh với ông Hùng. Các quyết định trên đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn theo thủ tục tố tụng.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, sau khi PMU Đường sắt Cát Linh – Hà Đông được thành lập, Quyền Tổng Giám đốc PMU thuộc về ông Nguyễn Mạnh Hùng. Tuy nhiên, sau chưa đầy 5 tháng hoạt động, ông Hùng đã bị giáng chức xuống Phó Ban, sau đó chuyển về làm Phó TGĐ VEC.

Ông Hùng mất “ghế” PMU Đường sắt vì trong quá trình thay mặt chủ đầu tư quản lý, điều hành Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông để xảy ra vụ tai nạn sập giàn giáo và bê tông khi thi công xà mũ trụ H07 nhà ga Bến xe Hà Đông vào cuối năm 2014. Vào thời điểm đó, Bộ GTVT điều động, bổ nhiệm Phó TGĐ VEC Lê Kim Thành làm TGĐ PMU Đường sắt.

Sau hơn 2 năm điều hành, ông Thành được điều về Bộ GTVT làm Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, trong lúc công trình đường sắt ngổn ngang, mịt mờ ngày về đích.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đến thời điểm này đã qua khá nhiều đời Bộ trưởng GTVT, và đã có tới 3 người đứng đầu PMU Đường sắt trực tiếp chỉ đạo dự án kể từ khi Ban này ra đời và trực thuộc Bộ GTVT.

Trước đó, ngày 11/5, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Lê Quang Hào, Phó tổng giám đốc Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở công trình dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi về hành vi “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 298 - bộ luật Hình sự năm 2015.

C03 xác định sai phạm của Lê Quang Hào là đã tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn 65 km) không đúng trình tự, quy định của pháp luật, không đúng tiêu chuẩn, chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án được phê duyệt, dẫn đến đưa công trình không đảm bảo chất lượng vào khai thác sử dụng, gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Về vụ án này, C03 cũng đã khởi tố các bị can: Nguyễn Tiến Thành (nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi); Hà Văn Bình (nguyên Giám đốc gói thầu số 7); Phạm Đình Phú (Phó tổng giám đốc Công ty Phương Thành, Giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 5); Nguyễn Thành An (thành viên Cienco 1, Phó giám đốc Ban Điều hành gói thầu số 7); Phan Khánh Toàn (cựu Giám đốc gói thầu số 4); Phan Ngọc Thơm (Phó giám đốc gói thầu số 2 và 3B); Vũ Như Khuê (cựu Giám đốc gói thầu số 1); Quản Trọng Tuấn (cựu Giám đốc gói thầu 3B) và Nguyễn Quốc Hải (cựu Giám đốc gói thầu số 6).

Cơ quan Điều tra của Bộ Công an cho biết, chất lượng công trình xây dựng đối với 7/7 gói thầu (65 km) thuộc giai đoạn 1 của dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, từ nền, móng, mặt đường đều không đảm bảo tiêu chuẩn.

Tính từ tháng 11/2019 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can với gần 20 người liên quan vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại VEC.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.