Phát hiện bất ngờ khởi điểm của sự sống trên sao chổi

Robot Philae khi tách khỏi vệ tinh Rosetta vào ngày 12.11 - Ảnh: Reuters
Robot Philae khi tách khỏi vệ tinh Rosetta vào ngày 12.11 - Ảnh: Reuters
Robot thăm dò Philae đã “ngửi thấy” các phân tử hữu cơ chứa nguyên tố carbon – nguồn gốc của sự sống - trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko trước khi hệ thống pin của nó ngừng hoạt động, Reuters dẫn lời nhà nhóm nhà khoa học Đức cho biết.

Các công cụ phân tích khí COSAC trên Philae đã có thể phát hiện ra phân tử hữu cơ đầu tiên sau khi hạ cánh, Trung tâm Không gian vũ trụ Đức DLR cho hay. 

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho hay, hiện vẫn chưa rõ các phân tử mà Philae đã phát hiện có chứa các phức hợp có thể cấu tạo thành protein hay không, và robot Philae có còn đủ pin để thu thập các mẫu phân tử đó về trái đất để phân tích hay không.

Philae vừa kết thúc sứ mệnh 57 giờ đồng hồ của mình trên bề mặt sao chổi do hết pin trong khi ánh sáng mặt trời không đủ để duy trì năng lượng. Các nhà khoa học dự tính thời gian chiếu sáng trong một ngày của sao chổi là 7 giờ. Tuy nhiên, thời gian chiếu sáng thực tế chỉ là 1,5 giờ, không đủ để cung cấp cho hệ thống pin.

Đến thời điểm này, nhóm chuyên gia của ESA cho biết Philae đã hoàn thành khoảng 80% nhiệm vụ của mình. Mục tiêu cơ bản mà Philae phải thực hiện là khám phá xem liệu các hợp chất từ carbon, nguồn gốc của sự sống trên trái đất có đến từ sao chổi hay không. 

Phát hiện bất ngờ khởi điểm của sự sống trên sao chổi ảnh 1

Ảnh ghép một loạt hình ảnh được chụp bằng máy ảnh Rosetta OSIRIS trong khoảng 30 phút cho thấy robot Philae đang tiến gần về phía sao chổi trước khi neo đậu vào ngày 12.11 - Ảnh: Reuters

Ngoài việc phát hiện phân tử hữu cơ, kết quả đo tính chất nhiệt và cơ học của bề mặt sao chổi của công cụ MUPUS trên robot cũng cho thấy bề mặt sao chổi không mềm như các nhà khoa học vẫn nghĩ. Các nhà khoa học tại Trung tâm DLR hi vọng rằng MUPUS sẽ hoạt động lại nếu ánh sáng mặt trời đủ làm đầy lại pin của Philae.

Philae neo đậu trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko sau hành trình dài 6 tỉ km suốt 10 năm trong không gian trên vệ tinh Rosetta trong một nhiệm vụ tìm hiểu quá trình hình thành hệ Mặt Trời và sự sống đã bắt nguồn như thế nào.

Robot thăm dò Philae của ESA đã hạ cánh xuống bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko vào ngày 12.11. Nếu hoạt động theo đúng ý đồ của các nhà khoa học, dữ liệu mà nó thu thập được có thể mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu và tìm hiểu về các vật liệu, bao gồm hợp chất của cacbon và nước đã tồn tại trong quá trình hình thành hệ Mặt Trời 4,6 tỉ năm trước.

Theo Thu Thảo

Theo Thanh Niên
MỚI - NÓNG
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
Israel tấn công hàng loạt kho vũ khí chiến lược ở Syria
TPO - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết, trong 48 giờ qua, hầu hết các kho vũ khí chiến lược ở Syria đã bị tấn công. Hoạt động này được thực hiện nhằm ngăn chặn khả năng vũ khí của Syria rơi vào tay lực lượng đối lập và khủng bố sau sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.