'Ong đốt chỗ kín gây đau nhất' giành giải Ig Nobel

'Ong đốt chỗ kín gây đau nhất' giành giải Ig Nobel
TP - Những nghiên cứu về mức độ đau khi bị ong đốt các bộ phận khác nhau của cơ thể; hậu quả của nụ hôn mãnh liệt; thời gian tè của động vật… hôm qua được trao giải Ig Nobel 2015.

Được tổ chức bởi tạp chí khoa học hài hước Lịch sử những nghiên cứu không thể xảy ra, giải Ig Nobel lúc đầu được tổ chức để gây cười, nhưng dần dần đã thừa nhận các nghiên cứu khoa học “khiến mọi người cười, sau đó suy nghĩ”.  Giải Nobel “nhái” dành cho những nghiên cứu nực cười năm nay đã được 25 tuổi.

Nhà nghiên cứu Michael Smith đến từ ĐH Cornell (Mỹ) giành giải Sinh lý học và Côn trùng học với chỉ số đánh giá mức độ đau khi ong đốt những chỗ khác nhau trên cơ thể, bằng cách cho ong đốt nhiều lần vào những bộ phận trên chính cơ thể mình, gồm đầu, ngón chân, ngón tay, dương vật, môi trên, lỗ mũi. Kết luận được rút ra là ong đốt vào dương vật gây đau nhất.

Nhà nghiên cứu Hajime Kimata (Nhật Bản) và Jaroslava Durdiaková (Slovakia) cùng các đồng nghiệp được trao giải Y học với nghiên cứu về lợi ích và hậu quả của nụ hôn mãnh liệt (cũng như các hoạt động cá nhân thân mật khác).

Nhóm tác giả đến từ ĐH Công nghệ Georgia (Mỹ) giành giải Ig Nobel vật lý cho nghiên cứu tất cả động vật có thời gian tiểu tiện như nhau. Dựa trên phân tích video tốc độ cao, nhóm nghiên cứu mô phỏng động lực học chất lỏng liên quan việc đi tiểu và phát hiện ra rằng, tất cả động vật có vú nặng từ 3kg trở lên đều cần khoảng 21 giây để xả hết nước trong bàng quang. Những động vật được nghiên cứu gồm chuột, dê, bò và voi, và kết quả nghiên cứu cho thấy “quy luật kích cỡ” nhất quán ở những loài lớn hơn, nhưng không đúng ở loài nhỏ hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu Patricia Yang, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành kỹ thuật cơ khí, nói rằng, có thể rút ra những bài học vật lý từ khám phá này, về khả năng thích nghi của hệ thống trong các sinh vật lớn hơn. “Từ tháp nước đến bình nước mang theo, bất kỳ khi nào cần chức năng mới, chúng ta đều tìm ra thiết kế mới. Nhưng trong thiên nhiên, động vật chỉ có một hệ thống cho tất cả kích thước khác nhau. Điều đó có thể truyền cảm hứng cho chúng ta để tạo ra một thiết kế có thể mở rộng để phục vụ nhiều mục đích khác nhau”, Yang nói. Yang và các đồng nghiệp gửi đăng nghiên cứu này trên tạp chí khoa học PNAS từ năm ngoái, và đến hôm qua, cả 4 thành viên nhóm nghiên cứu được thông báo nhận được giải Ig Nobel vật lý.

Dựa vào gà đoán khủng long

TS Rodrigo Vasquez từ ĐH Chile nhận giải Ig Nobel Sinh học cho công trình quan sát về gà. Theo tác giả này, nếu gắn một cái đuôi giả khá nặng vào lưng một con gà, nó sẽ bước đi như khủng long. Nghiên cứu kỳ cục này nhằm tìm hiểu những loài đã tuyệt chủng như khủng long bạo chúa T-rex di chuyển như thế nào. Tất nhiên, không thể biết chắc chắn điều đó, nhưng các nhà cổ sinh vật học đã dự đoán dựa trên con gà bị gắn đuôi giả. “Chúng tôi không thể thử nghiệm trên T-rex thực tế hay bất kỳ loài khủng long nào, nhưng chúng tôi có gà”, TS Vasquez nói, đồng thời giải thích gà phải bước dài hơn, cúi thấp hơn và vươn cổ dài hơn để cân bằng trọng lượng của đuôi với cơ thể. Ông Vasquez cho biết, ông cảm động khi được mang khoa học Chile đến lễ trao giải Ig Nobel. “Điều đó thật buồn cười, nhưng là sự công nhận thực sự tốt”, ông nói.

'Ong đốt chỗ kín gây đau nhất' giành giải Ig Nobel ảnh 1

Khán giả dự buổi lễ trao giải Ig Nobel 2015 hôn nhau sau khi nghiên cứu về nụ hôn được chọn. Ảnh: BBC

Một nhóm nghiên cứu Anh giành giải Y học với đề tài cơn đau xuất hiện trong lúc lái xe qua gờ giảm tốc có thể giúp chẩn đoán chứng viêm ruột thừa. Ý tưởng này xuất phát từ trò đùa của các bác sĩ phẫu thuật, nhưng Helen Ashdown quyết định thử nghiệm khi đang là bác sĩ tại Bệnh viện Stoke Mandeville ở Aylesbury. “Thị trấn đó có rất nhiều gờ giảm tốc. Chúng tôi thấy một số bệnh nhân viêm ruột thừa nói rằng, đường đến bệnh viện rất khó chịu”, TS Ashdown nói. Trong nghiên cứu chính thức trên 101 bệnh nhân, có 33/34 người được chẩn đoán viêm ruột thừa cho biết họ bị đau khi đi qua gờ giảm tốc. “Một bệnh nhân không bị đau khi đi qua gờ giảm tốc khó có khả năng bị viêm ruột thừa. Nhưng cơn đau đó cũng có những nguyên nhân khác, nên cơn đau qua gờ giảm tốc chỉ là thử nghiệm thất bại”, BBC dẫn lời TS Ashdown. Tuy nhiên, công trình của bác sĩ này vẫn được đăng trên Tạp chí Y học Anh và nay được chọn cho giải Ig Nobel cho lĩnh vực y học chẩn đoán.

Các giải Ig Nobel 2015 khác

- Quản lý: Phát hiện về việc nhiều lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro từ nhỏ, khi phải trải qua thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun… Và họ không phải gánh chịu hậu quả cá nhân nào thảm khốc.

- Kinh tế: Sở Cảnh sát Bangkok (Thái Lan) thưởng thêm tiền cho những cảnh sát từ chối nhận hối lộ.

- Toán học: Nhóm nghiên cứu người Áo sử dụng thuật toán để xác định Quốc vương Morocco Moulay Ismael làm thế nào để có đến 888 con từ năm 1697 đến  1727…

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…