Ô tô mới tại châu Âu ngày càng xanh hơn

Ô tô mới tại châu Âu ngày càng xanh hơn
TPO - Mức thải khí C02 trung bình ở những mẫu xe mới tại châu Âu đã giảm khoảng 12% kể từ năm 2003, theo nghiên cứu từ hãng phân tích ngành công nghiệp ô tô JATO Dynamics.
Biểu đồ mức giảm khí thải ô tô trung bình tại châu Âu
Biểu đồ mức giảm khí thải ô tô trung bình tại châu Âu. Ảnh: JATO

Trong năm nay, những mẫu xe mới ở châu Âu có lượng khí thải C02 145,9 g/km, ít hơn 20g/km so với năm 2003, năm đầu tiên JATO bắt đầu thu thập dữ liệu về lượng khí thải C02 tại châu lục này.

“Đây là sự tiến bộ rõ rệt và dấu hiệu cho thấy ngành công nghiệp ô tô (ở châu Âu) đang tiến những bước vững chắc trong quá trình đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường”, David Di Girolamo, một giám đốc tại JATO Dynamics nói.

“Năm 2003, chỉ 24% số lượng xe trên thị trường đạt mức khí thải trung bình 130g/km. Con số này tăng lên 40% vào năm 207, 51% năm 2008 và 69% trong năm ngoái, sắp đáp ứng được tiêu chuẩn EU 2012. Thành tích này có ý nghĩa hơn trong bối cảnh những mẫu xe được trang bị động cơ mạnh hơn, lớn hơn và an toàn hơn.”, ông Girolamo nói thêm.

Girolamo cho biết thêm sự cải thiện mức giảm khí thải trở nên rõ thấy hơn kể từ năm 2007, khi các hãng xe lớn cùng tham gia nghiên cứu và áp dụng công nghệ sạch và tiết kiệm nhiên liệu.

“Nhìn vào xu hướng qua từng năm, có thể đánh giá, nếu duy trì được mức giảm trung bình như hiện nay, thì các hãng xe hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới của EU, 130g/km vào 2015.” Ông Girolamo kết luận.

Theo Reuters

MỚI - NÓNG
Tác phẩm dự thi Vẽ bìa Quyển sách tôi yêu của em Phan Phương Linh, lớp 11K, THPT chuyên Long An
Một thoáng tranh luận về 'dâm thư' của Ocean Vương
TP - Gần đây các vị phụ huynh đã chịu khó đọc cùng con hơn. Thể hiện qua vụ bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh được đưa vào sách giáo khoa bị chê hồi tháng 10/2023. Và mới đây là "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" bị một phụ huynh có con học trường quốc tế ở TPHCM cho là “dâm thư”.
Học sinh bậc THPT thường gặp nhiều khó khăn, áp lựcẢnh: PV
Học sinh bối rối chọn ngành nghề
TP - Học sinh THPT ở độ tuổi nhạy cảm, dễ tổn thương và gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp cũng như chịu nhiều áp lực từ học tập, thi cử. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa được phát hiện và hỗ trợ tư vấn, điều trị kịp thời.