Nới điều kiện nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ

Rào cản giấy tờ với xe nhập khẩu sẽ được gỡ bớt.
Rào cản giấy tờ với xe nhập khẩu sẽ được gỡ bớt.
TPO - Trong nội dung Thông tư 04 sửa đổi, bổ sung Thông tư 20 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống, Bộ Công thương đã quyết định bãi bỏ quy định doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô phải có Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện gây nhiều bức xúc thời gian qua.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư Thông tư 20 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với việc ban hành Thông tư 04, Bộ Công Thương đã buộc phải bãi bỏ quy định yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp. Đây cũng là một trong những “rào cản mềm” mà các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từng tố Bộ Công Thương quyết giữ vì nó có lợi cho các đại gia ô tô lớn.

Trước đó, trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 18/8/2016, Bộ Công Thương khẳng định Thông tư 20 đơn thuần là một thủ tục hành chính và cần phải tiếp tục duy trì đến khi có quy định mới. Bộ Công Thương cũng “đá bóng” đề nghị giao Bộ GT-VT phối hợp xây dựng các quy định có tác dụng tương đương “Thông tư 20 không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh” bởi không can thiệp vào việc "bỏ vốn đầu tư" để thành lập tổ chức kinh tế nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh ô tô, mà cụ thể là sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ ô tô.

Nói cách khác, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền "bỏ vốn đầu tư" thành lập tổ chức kinh tế để kinh doanh ô tô mà không cần phải tuân thủ Thông tư 20. Thông tư 20 đơn thuần là một thủ tục hành chính được áp dụng đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu để bảo đảm mục tiêu quản lý”, Bộ Công Thương lý giải.

Thậm chí bộ này còn dẫn chứng việc nhập khẩu mặt hàng hoa quả cũng phải cần có một số giấy tờ nhất định thì mới có thể thông quan để bảo vệ cho việc giữ Thông tư 20.

“Khi nhập khẩu hoa quả từ nước ngoài, thương nhân nhập khẩu sẽ không thể hoàn thành thủ tục hải quan nếu không xuất trình được một số giấy tờ nhất định. Từ trước tới nay, yêu cầu này không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh hoa quả, cũng không bị coi là vi phạm Luật Cạnh tranh hay bất kỳ luật nào khác của Việt Nam”, Bộ Công Thương dẫn chứng và khẳng định đây chỉ là một thủ tục hành chính áp dụng chung cho mọi thương nhân nhập khẩu, Thông tư 20 không vi phạm quy định nào của Luật Cạnh tranh. Theo đó, Thông tư 20 không chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu để buộc người tiêu dùng phải mua ô tô tại doanh nghiệp đó.

Theo Bộ Công Thương, trước thời điểm Thông tư 20 được ban hành, ở Việt Nam thường xuyên xảy ra tình trạng một số chủng loại phương tiện (chủ yếu là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống) được nhà sản xuất triệu hồi trên toàn thế giới để khắc phục lỗi nhưng không được triệu hồi ở Việt Nam. Trước thực trạng bất hợp lý này, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 20 vào ngày 12/5/2011.

Theo đó, thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (loại chưa qua sử dụng) khi làm thủ tục nhập khẩu phải có giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là doanh nghiệp nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó. Ngoài ra phải có giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ GT-VT cấp.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chính hãng (xin được giấu tên) cho biết, đầu năm 2016, đơn vị có ký hợp đồng nhập khẩu xe chính hãng. Sau khi có giấy ủy quyền chính hãng, doanh nghiệp đã ký hợp đồng mua 200 xe nguyên chiếc để đưa về thị trường.

Tuy nhiên, hải quan tại tất cả các cảng biển Việt Nam thông báo chỉ có thể thông quan khi có đủ 2 loại giấy tờ quy định trong Thông tư 20 (TT20) của Bộ Công Thương: Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu phân phối chính hãng và giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng do Bộ GTVT cấp. Tuy nhiên, Cục Đăng kiểm Việt Nam lại khẳng định, không thể cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ôtô do quy định về loại giấy này không còn giá trị vì Thông tư 19/2012 của Bộ GTVT đã hết hiệu lực.

Bức xúc vì sự “nhập nhằng” trong việc cấp giấy tờ, doanh nghiệp đã gửi kiến nghị đến Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhưng cũng chỉ được câu trả lời chờ chỉ đạo của Thủ tướng. Như vậy, trong thời gian chờ đợi, hàng chục tỷ đồng của doanh nghiệp đang bị “đắp chiếu”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.