Nỗi ân hận 'không còn cơ hội sửa chữa' của gái trẻ biến mình thành 'đồ chơi' cho đại gia

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Cô còn trẻ, y học bây giờ đã có nhiều tiến bộ, nhất định cô sẽ có tương lai tốt đẹp nếu cô quyết tâm chữa bệnh một cách nghiêm túc và sống tử tế. Bố, mẹ không bỏ con, không bao giờ xa lánh con nhất là khi con gặp khó khăn, đau ốm, bệnh tật...

Sau những gì đã xảy ra trong câu chuyện Vết trượt cay đắng từ Hoa khôi làng thành 'gái gọi' mang căn bệnh chết người, cô còn chần chừ gì nữa mà không trở về quê với bố, mẹ? Bây giờ cô đã mang trong người căn bệnh HIV rồi, liệu cô cố ở lại thành phố thì có giải quyết được gì không?

Tốt nhất cô nên thu xếp về quê, trình bày hết với bố, mẹ câu chuyện không mong muốn này để bố, mẹ có cách giúp cô vượt qua. Ở quê nếu không đủ điều kiện chữa trị bệnh cô có thể đăng kí nơi nào thuận tiện cho cô, đừng vì ngại đường xa, ngại đàm tiếu của người làng mà bỏ không tiếp tục khám, điều trị sẽ là sai lầm lớn đấy cô nhé.

Theo tôi điều quan trọng không phải là cô biết ân hận, rồi cứ ngồi đấy mà ôm lấy nỗi buồn, điều đó chỉ làm cô mất đi cơ hội chuộc lỗi, mất đi cơ hội sống tốt hơn khi mình đã nhận ra khuyết điểm của mình.

Cô còn trẻ, y học bây giờ đã có nhiều tiến bộ, nhất định cô sẽ có tương lai tốt đẹp nếu cô quyết tâm chữa bệnh một cách nghiêm túc và sống tử tế. Bố, mẹ không bỏ con, không bao giờ xa lánh con nhất là khi con gặp khó khăn, đau ốm, bệnh tật, cô cứ yên tâm về quê, yên tâm trị bệnh và tùy sức khỏe của mình tham gia lao động cùng bố, mẹ cô nhé.

Mong sớm nhận được tin tốt lành từ cô.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.