- Nằm học (các trẻ thường có thói quen nằm bò ra để vẽ hoặc đọc sách).
- Ngồi vẹo sống lưng (thường xảy ra đối với những trẻ ngồi học trên ghế xoay).
- Ngồi học chống một tay, tựa đầu tay còn lại để viết bài.
- Dí mắt sát vào sách vở để đọc dễ hơn.
Ngoài ra còn có những lý do khách quan mà các bậc cha mẹ cũng cần phải lưu tâm như bàn ghế không phù hợp với chiều cao của trẻ, ánh sáng không đủ.
Phát hiện sớm các dấu hiệu của vẹo cột sống giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể phát hiện trẻ bị vẹo cột sống thông qua các biểu hiện sau:
- Quan sát phía sau khi trẻ đứng thẳng sẽ thấy vai xệ một bên, có thể kèm theo vùng hông - thắt lưng nhô phía bên kia.
- Cho trẻ cúi xuống từ từ, sẽ quan sát thấy ụ gồ ở vùng lưng và đối diện với ụ gồ là vùng lõm.
Khi phát hiện chứng vẹo cột sống ở trẻ, cần cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa cột sống hay chấn thương chỉnh hình thăm khám. Đến khám càng sớm, cơ hội cứu chữa càng cao, chi phí điều trị cũng ít tốn kém.
Tuy nhiên giáo dục trẻ cách ngồi học đúng cách là phương pháp ngăn ngừa vẹo cột sống tốt nhất. Trước tiên, bạn phải chuẩn bị một bộ bàn ghế phù hợp với chiều cao của trẻ, nên sử dụng loại ghế tựa và cố định (loại ghế không xoay), bắt trẻ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống khoảng 10-15 độ, khi ngồi không tì ngực vào cạnh bàn. Khoảng cách giữa mắt và vở từ 25-30cm, khi viết bài thì tay phải cầm bút còn tay trái tì nhẹ lên mép vở.
Đèn học của trẻ nên dùng loại đèn sợi tóc hoặc đèn compact, tránh dùng loại đèn huỳnh quang do đèn huỳnh quang có độ chớp nháy cao dễ gây mỏi mắt cho trẻ.
BS Nguyễn Huy Khương