Những tác dụng phụ 'đáng sợ', ít ai ngờ tới của sữa đậu nành

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sữa đậu nành là loại thức uống rất bổ dưỡng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại thức uống này cũng mang lại những tác dụng phụ 'đáng sợ'.
Những tác dụng phụ 'đáng sợ', ít ai ngờ tới của sữa đậu nành ảnh 1

Lợi ích của sữa đậu nành

Sữa đậu nành được xem là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho con người. Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.

Trong 100 ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6 g protein, 1,9 g chất béo, 0,8 g chất xơ và 0,03 g natri.

Bổ sung lượng protein cần thiết

Hầu như mọi người đều cho rằng, nguồn protein mà cơ thể cần tập trung ở các loại thức ăn đến từ động vật (như thịt bò, gà, hải sản,…). Tuy nhiên, thực vật cũng là nguồn protein dinh dưỡng, điển hình là đậu nành, giúp đảm bảo được lượng calo cần thiết cho cơ thể, tránh được sự dư thừa năng lượng trở thành tích lũy gây béo phì.

Đây là lựa chọn tối ưu cho việc bổ sung đủ lượng protein cho những người thường xuyên ăn chay hoặc không ăn được món thịt hay cá. Ngoài ra đậu nành còn cung cấp một số axit amin và enzyme giúp bổ sung và tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa.

Giúp trái tim khỏe mạnh hơn

Trong thành phần của đậu nành có chứa nhiều omega 3 và omega 6 tham gia trực tiếp vào hệ tuần hoàn giúp ngăn ngừa được các hiện tượng tích lũy cholesterol trên thành mạch máu, tắc nghẽn mạch máu hay các gốc tự do.

Hỗ trợ giảm cân và loại bỏ chất béo dư thừa

Đậu nành có hàm lượng protein lớn rất tốt cho cơ thể, cùng với lượng chất xơ dồi dào. Hơn nữa, lượng calo trong đậu nành lại không quá cao và không chứa cholesterol có hại.

Ngoài ra lượng chất xơ trong đậu nành còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế các tình trạng rối loạn tiêu hóa, rất phù hợp với những người đang có nhu cầu giảm cân, đang ăn kiêng hoặc ăn chay.

Làm chậm quá trình lão hóa

Nguồn vitamin dồi dào trong sữa đậu nành cũng tham gia vào quá trình ngăn ngừa lão hóa, bổ sung độ ẩm cho da, ngăn ngừa các gốc tự do,… giúp làn da được căng mịn và đàn hồi hơn. Đồng thời có thể cải thiện một số tính trạng ở tóc như giảm xơ rối, gốc tóc yếu và dễ gãy rụng, để tóc được mềm mượt và chắc khỏe hơn.

Ngăn ngừa loãng xương

Sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành khác còn có có tác dụng hỗ trợ loãng xương ở người cao tuổi, cũng như ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho người trẻ. Bởi loại thực phẩm này chứa một lượng canxi vô cùng hữu ích cho xương khớp. Đây cũng là một trong những nguồn bổ sung canxi cần thiết ngoài các thực phẩm như tôm, cua,… giúp đa dạng hóa trong việc lựa chọn món ăn, đảm bảo cho người bị dị ứng hải sản hoặc ăn chay vẫn có thể bổ sung canxi mỗi ngày.

Hỗ trợ cân bằng các nội tiết tố

Ở giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thường có các biểu hiện dễ rụng tóc, tóc xơ rối, da nhăn nheo, dễ cáu gắt, bốc hỏa, đổ mồ hôi, suy giảm trí nhớ,… rất cần bổ sung thêm lượng estrogen cần thiết đang dần thiếu hụt. Lượng phytoestrogen có thể trở thành nguồn bổ sung estrogen cần thiết từ bên ngoài, hỗ trợ một phần trong việc cân bằng nội tiết tố nữ.

Chất xơ có trong sữa đậu nành có tác dụng hạn chế hấp thụ một phần lượng đường trong máu, giúp cơ thể cân bằng và không bị thiếu hụt hormone insulin.

Những tác dụng phụ 'đáng sợ', ít ai ngờ tới của sữa đậu nành ảnh 2

Tác dụng phụ của sữa đậu nành

Tăng nguy cơ đột quỵ

Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

Suy tuyến giáp

Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ iốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

Không tốt cho người bệnh gout

Trong sữa đậu nành có chứa một hàm lượng purin - một thành phần có thể gây kích ứng niêm mạc của bạn, gây ra đau dữ dội, sưng và viêm, gây ra bệnh gout. Vì vậy, những người bị bệnh gout uống nhiều sữa đậu nành sẽ càng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Những tác dụng phụ 'đáng sợ', ít ai ngờ tới của sữa đậu nành ảnh 3

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng sữa đậu nành

  • Cần phải nấu sôi sữa đậu nành thật kỹ trước khi uống. Vì chúng có chứa chất gây ức chế men trypsin dễ gây ra các tình trạng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, khó thở,…
  • Cách tối ưu hiệu quả khi sử dụng đậu nành là ăn kèm với các món ăn khác, đặc biệt là các thực phẩm giàu tinh bột. Vì quá trình hấp thu sữa đậu nành khá nhanh sẽ khiến cơ thể dễ đói hơn, ăn kèm với tinh bột sẽ bổ sung năng lượng cần thiết cho các hoạt động trong ngày diễn ra tốt hơn.
  • Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc, tránh việc hấp thu các dưỡng chất hơn mức cần thiết, gây dư thừa.
  • Không nên dùng chung sữa đậu nành với trứng vì Trypsin là tác nhân có thể giảm giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.
  • Sử dụng sữa ở dạng nóng hay lạnh đều tốt cho cơ thể nhưng không nên bảo quản sữa trong phích kín trong thời gian quá lâu. Trong môi trường kín khí và nhiệt độ cao có thể sinh ra vi khuẩn không có lợi làm hỏng sữa, có thể gây đau bụng khi sử dụng.
  • Một số trường hợp không nên sử dụng sữa đậu nành như người mắc chứng thường xuyên tiểu đêm nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng thận,... Bản chất của đậu nành có tính hàn nên dễ gây ra các hiện tượng như tiêu chảy, chướng bụng, ợ hơi,… và ảnh hưởng trực tiếp nếu cơ thể đang gặp phải các tình trạng sức khỏe không tốt.
MỚI - NÓNG