Người bị bệnh trào ngược dạ dày: Chất béo trong sữa sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp cơ vòng thực quản dưới, từ đó làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột, khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày thực quản thêm nghiêm trọng.
Người bị viêm loét đường tiêu hóa: Người đã bị viêm loét đường tiêu hóa uống sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột bài tiết rất nhiều axit, khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người thường bị đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy: Những người bị thiếu hụt axit lactose, sau khi uống sữa sẽ bị đau bụng, tiêu chảy. Chứng bệnh này tuy không phải do sữa gây ra, nhưng uống sữa vào càng khiến cho tình trạng trầm trọng hơn.
Dị ứng sữa: Không chỉ dị ứng với sữa, có một số người bị dị ứng với protein giàu sữa và các chất dinh dưỡng khác. Thông thường, sau khi uống loại sữa này, cơ thể sẽ có các triệu chứng dị ứng như tiêu chảy, phát ban, ngứa...
Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống thuốc thì phải một tiếng sau mới uống sữa, hoặc ngược lại uống sữa rồi thì một tiếng sau mới uống thuốc. Ảnh minh họa: Internet
Sỏi thận: Bệnh nhân bị sỏi thận nên tránh xa sữa vì thực phẩm này chứa nhiều canxi, người bình thường có thể bổ sung canxi để củng cố xương, nhưng khi đã bị sỏi thận, bổ sung canxi quá mức có thể làm tăng hình thành sỏi thận ở thận, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Những người bị viêm thận cấp: Với những người bịviêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.
Thiếu máu: Ở những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt, nếu uống sữa sẽ khiến canxi và phốt pho trong sữa ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu bạn bổ sung 300-600mg canxi cùng lúc có thể ức chế hấp thu sắt đáng kể., do đó ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu của bệnh nhân.
Những người vừa ốm dậy nếu uống sữa sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Sữa có rất nhiều chất béo và đạm, rất khó tiêu hóa trong dạ dày và ruột, sau khi lên men sẽ sinh ra khí, khiến cho vùng bụng càng bị đầy hơi. Ảnh minh họa: Internet
Người bị viêm đại tràng: Do sữa dưới tác động của enzym trong dạ dày sẽ sinh khí gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Người thiếu máu do sắt:Nếu uống sữa thì sắt II của cơ thể kết hợp với muối canxi và muối phốt pho trong sữa tạo thành hợp chất không tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt, không có lợi cho quá trình hồi phục.
Người bị viêm túi mật và viêm tụy: Uống sữa đòi hỏi phải có sự tham gia của nước mật và lipase vì vậy sẽ gây thêm gánh nặng cho mật và tụy khiến tình trạng viêm của các cơ quan này trầm trọng hơn.
Người tiếp xúc với chì và nồng độ chì quá tiêu chuẩn: Khi uống sữa sẽ khiến tình trạng chóng mặt, mất ngủ, dễ mệt mỏi...vì Lactose trong sữa có thể thúc đẩy hấp thu và tích lũy chì trong cơ thể dẫn đến ngộ độc chì.
Với những người bịviêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận. Ảnh minh họa: Internet
Người bị bệnh gút: Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyến hóa purine trong khi đậu nành lại có hàm lượng purine cực kỳ cao. Người bị gút uống sữa đậu nành càng khiến bệnh trở nặng.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu bạn uống sữa khi đang dùng các loại thuốc kháng sinh hoặc erythromycin sẽ gây ra phản ứng hóa học. Nếu đã uống thuốc thì phải một tiếng sau mới uống sữa, hoặc ngược lại uống sữa rồi thì một tiếng sau mới uống thuốc.
Người vừa phẫu thuật hoặc mới ốm dậy: Những người vừa ốm dậy nếu uống sữa sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Sữa có rất nhiều chất béo và đạm, rất khó tiêu hóa trong dạ dày và ruột, sau khi lên men sẽ sinh ra khí, khiến cho vùng bụng càng bị đầy hơi.