Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao

Cô Hương đã có lần thứ hai lên điểm trường tại làng Canh Giao giảng dạy.
Cô Hương đã có lần thứ hai lên điểm trường tại làng Canh Giao giảng dạy.
Dù phải vượt đèo, lội suối để đến điểm trường làng Canh Giao, xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) thế nhưng, những cô giáo chân yếu tay mềm không quản gian khổ “cõng chữ” đến với học sinh vùng cao.

Để đến với làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định) phải đi qua địa phận tỉnh Phú Yên rồi vòng ngược lại mới có con đường mòn, nhưng phải vượt qua nhiều con suối, đèo dốc khúc khuỷu mới vào làng Canh Giao.

Người làng Canh Giao cho biết, trước đây để giao thương với bên ngoài, người dân phải đi bộ mất hơn 3 tiếng đồng hộ băng qua rừng về thẳng thị trấn Vân Canh. Nhưng đó là khi nắng ráo, còn khi mưa lớn thì chẳng ai dám đi vì sợ sạt lở đất. Từ khi có con đường mòn do người dân tự mở đi qua xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân, Phú Yên), việc đi lại phần nào đỡ cực khổ. Thế nhưng, để vượt qua chặng đường dài chỉ khoảng gần 10km cũng phải mất cả gần 2 tiếng đồng hồ. Bởi đoạn đường với nhiều dốc cao, khi nắng đất sỏi làm trượt bánh xe, khi mưa đường vừa lầy lội lại vừa phải khiêng xe hoặc đu dây qua những con suối.

Việc đi lại sản xuất cũng như giao lưu với bên ngoài vốn khó với người dân, thì với những cô giáo bám bản tại điểm trường Canh Giao như là một “thử thách”. Tuy nhiên, với tâm huyết muốn đem con chữ đến với trẻ em vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, các cô chẳng quản ngại khó khăn vượt đèo, lội suối đem chữ đến với học sinh.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 1

Để đem chữ đến trẻ em vùng cao Canh Giao (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định), các thầy cô giáo dưới xuôi phải lội suối, ăn rau rừng bám bản.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hương, với hơn 30 giảng dạy tại Trường Tiểu học Canh Hiệp, nhớ lại: “Đây là lần thứ hai tôi được luân phiên về giảng dạy cho học trò tại điểm trường làng Canh Giao. Trước đây, đường về Canh Giao còn khó khăn, phải đi bộ cả vài tiếng đồng hồ. Bây giờ, tuy việc đi lại thuận lợi hơn nhưng nhiều lần các thầy cô bị ngã nhào đầu xuống đường vì đường dốc, sỏi đá trượt bánh xe. Khi mưa lớn thì phải gửi xe ngoài nhà dân rồi đi bộ vào làng. Ở đây, nếu giáo viên không chịu được khổ, không yêu nghề thì khó mà bám trụ lâu dài”.

Cô Hương chia sẻ thêm: “Học sinh ở đây là người dân tộc Chăm, việc học các em còn lơ là. Cứ cô giáo đến là đem chữ đến, khi cô giáo về xuôi là đem chữ về xuôi. Phần vì đời sống còn khó khăn, phần vì nhận thức xã hội còn thấp nên cha mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái. Ở trên lớp cô giáo dạy được chữ nào thì được chữ đó, về nhà chẳng có ai chỉ dạy”.

“Chuyện học cái chữ với trẻ em làng Canh Giao còn khó khăn lắm. Thường các em học hết cấp 1, lên cấp 2, cấp 3 phải ra trường huyện học đường xá xôi, cách trở nên thường bỏ học giữa chừng. Thế nhưng, từ khi có thầy cô giáo bám bản dạy cho cái chữ, con em trong làng hứng khởi đi học. Hiện làng có một số em ra huyện học và có 1 em học lớp 10 trong tỉnh”, ông Nguyễn Văn Thanh - trưởng làng Canh Giao cho biết.

Cả làng Canh Giao chỉ có 39 học sinh từ mẫu giáo đến các cấp, trong đó 27 cháu là học sinh mẫu giáo và cấp 1. Vài năm trở lại đây, ngành Giáo dục huyện Vân Canh luân phiên giáo viên cử cắm bản nên chuyện học cái chữ ở Canh Giao phần nào cải thiện. Hàng năm, các thầy cô giáo Trường tiểu học Canh Hiệp lại luân phiên cắm bản “cõng chữ” về với làng Canh Giao.

Cô giáo trẻ Đoàn Thị Sanh, giáo viên mầm non tại điểm làng Canh Giao, chia sẻ: “Vừa ra trường tôi nhận về Canh Giao công tác, lần đầu tiên phải vượt qua chặng đường gian nan, tôi đã bật khóc. Khi đến với bản làng heo hút giữa núi rừng, cảm giác buồn tôi nghĩ mình không bám trụ nổi. Nhưng đến khi nhìn các em học sinh lòng tôi lại nghĩ khác. Lâu rồi thành quen, tôi bắt đầu hòa nhập cuộc sống với muôn vàn khó khăn. Hàng ngày, tôi lấy việc dạy các em làm niềm vui và bầu bạn”.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 2

Cô giáo Nguyễn Thị Hoài giảng dạy cho học sinh điểm trường Canh Giao.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Hoài, giáo viên Trường Tiểu học Canh Hiệp lần đầu tiên nhận nhiệm vụ ở làng Canh Giao, tâm sự: “Muốn về xuôi đi chợ mua đồ ăn tươi thì phải leo đèo, lội suối nên việc té ngã như là cơm bữa. Mỗi lần về dưới xuôi, các thầy cô thường chuẩn bị thức ăn khô cho cả tuần. Rau xanh thì chủ yếu là ăn rau rừng. Điện nước không nên sinh hoạt cũng khó khăn”.

Chuyện giáo viên cắm bản chẳng khác nào cắm “cái cực” vào thân. Thế nhưng, đến ngày Nhà giáo Việt Nam các cô chẳng được học sinh tặng hoa, chúc mừng như học sinh ở miền xuôi. “Lắm lúc nghĩ cũng thấy tủi thân, nhưng không phải các em không quý mà hoàn cảnh nghèo quá. Hiểu biết của các em sao sánh với học trò miền xuôi nên mình cảm thấy vui hơn khi các em chịu khó đến lớp học”, cô Hương bộc bạch.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 3

Học sinh làng Canh Giao đang tập đọc.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 4

Chăm chú tập đánh vần.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 5

Ngoan ngoãn trước khi vào lớp.

Những người 'cắm cái cực' gieo chữ cho trẻ vùng cao ảnh 6

Anh em cùng đi học.

Theo Doãn Công

Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.